Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của thuốc Panadol và cách sử dụng để đạt hiệu quả cao


Thuốc Panadol được sử dụng trong điều trị bệnh gì? Có cách sử dụng như thế nào? cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc?... Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần được giải đáp những thắc mắc ở trên để quá trình điều trị được an toàn và hiệu quả. Xem bài viết dưới để có thêm nhiều thông tin.

Thuốc Panadol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều  trị  Gout và các bệnh về xương khớp.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 12 viên.

Thành phần: Paracetamol.

1. Tác dụng của thuốc Panadol  Extra

Thuốc Panadol có chứa thành phần paracetamol là một chất giảm đau, hạ sốt do đó thuốc có công dụng cụ thể như:

  • Giảm các cơn đau với mức độ từ nhẹ đến vừa như: đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp. 
  • Thuốc có thể giúp hạ sốt nhanh  chóng.

Ngoài ra bác sĩ sẽ chỉ định  thuốc dùng trong các trường hợp khác, tuy nhiên chưa được liệt kê ở trên. Nếu người dùng có thắc mắc gì thì hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp.

Xem thêm các bài viết liên quan

thuoc-Panadol
Thuốc Panadol extra có tác dụng giảm đau nhanh và hạ sốt hiệu quả

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Panadol 

Hướng dẫn sử dụng

  • Đọc kỹ thông tin sản phẩm, kiểm tra ngày sản xuất, hạn sử dụng của thuốc nhằm đảm bảo chất lượng ban đầu của thuốc.
  • Thuốc dạng viên nén nên người dùng sử dụng theo đường uống và nên uống với nước lọc.
  • Trong trường hợp trẻ nhỏ sử dung thuốc mà không có chỉ định từ các bác sĩ thì chỉ nên dùng trong thời gian ngắn là 3 ngày.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa các lần dùng thuốc là từ 4 – 6 tiếng.
  • Tuân thủ theo những hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc, không nên tự ý dùng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài thời gian hơn so với chỉ định.
  • Để thuốc đạt hiệu quả cao nhất thì nên sử dụng thuốc ngay khi có các triệu chứng.
  • Nếu trong quá trình sử dụng các triệu chứng hoặc tình trạng bệnh có diễn biến xấu đi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để có những xử lý kịp thời.

Liều dùng dành cho người lớn

Dùng trong trường hợp người lớn cần điều trị các triệu chứng giảm đau hoặc hạ sốt

Sử dụng 500 – 1000 mg P/ lần. Khoảng cách giữa các liều dùng là từ 4 – 6 giờ. Liều lượng tối đa không vượt quá 4000mg/ ngày.

Liều dùng thuốc dành cho trẻ em

Dùng trong trường hợp trẻ cần điều trị các triệu chứng giảm đau hoặc hạ sốt

  • Trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng liều lượng tương đương với của người lớn.
  • Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Sử dụng 250 – 500 mg/ lần. Khoảng cách giữa các liều dùng là 4 – 6 giờ.
  • Liều dùng tối đa không vượt quá 60mg/ kg trọng lượng cơ thể.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi khuyến khích không nên sử dụng trong trường hợp chưa cần thiết.

Đối với liều dùng cho trẻ em tùy theo từng độ tuổi thì các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ để không gây  ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Panadol 

Là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng cũng giống như thuốc khác, Panadol  có thể gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng khó chịu đến cơ thể, sức khỏe người dùng, cụ thể như:

  • Các triệu chứng của rối loạn máu và hệ bạch huyết.
  • Trên da sẽ xảy ra các phản ứng như phát ban, phù mạch hoặc nổi mẩn đỏ.
  • Chức năng gan bị suy giảm và có các triệu chứng vàng da, vàng mắt.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Khi dùng thuốc cho các bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các NSAID khác sẽ xuất hiện tình trạng co thắt phế quản.

Các dấu hiệu của tác dụng không mong muốn ở trên chưa phải thông tin đầy đủ. Hãy thông báo cho những người có năng lực chuyên môn biết ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

Để đảm bảo an toàn và hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra thì nên tuân thủ theo những chỉ định hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. 

thuoc-Panadol
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Panadol

4. Tương tác thuốc

- Người bệnh cần thông báo cho thầy thuốc biết những loại thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc được kê toa, không được kê toa và cả những thực phẩm chức năng để họ căn cứ vào đó sẽ đưa ra những liều lượng và tần suất sử dụng cho phù hợp và hạn chế tối đa việc xảy ra tương tác thuốc. Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Panadol bao gồm:

  • Amlodipine.
  • Amoxicillin.
  • Sertraline.
  • Simvastatin.
  • Atorvastatin.
  • Clopidogrel.
  • Amitriptyline.
  • Codeine.
  • Gabapentin.
  • Levothyroxine.
  • Pantoprazole.
  • Prednisolone.
  • Pregabalin.
  • Diazepam.
  • Acetaminophen.
  • Diclofenac.
  • Lansoprazole.
  • Levofloxacin.
  • Furosemide.
  • Metformin.
  • Naproxen.
  • Ramipril.
  • Ranitidine.

Danh mục về những loại thuốc tương tác với Thuốc Panadol chưa thực sự đầy đủ. Nếu người bệnh có thắc mắc thì nên hỏi những người có năng lực chuyên môn.

- Ngoài ra, những vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của thuốc khi đi vào trong có thể người dùng, đặc biệt như:

  • Người bệnh nghiện rượu.
  • Có tiền sử các bệnh lý về gan.
  • Mắc bệnh Phenylketone niệu (PKU).

5. Những lưu ý trong quá trình sử dụng Thuốc Panadol

Một số điều người bệnh cần biết và lưu ý như:

  • Dùng thuốc điều trị cho nhóm người cao tuổi cần hết sức lưu ý, do cơ thể có sức đề kháng và khả năng dung nạp thuốc kém như vậy sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.
  • Không nên uống rượu hoặc những đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc. Vì có thể làm gia tăng tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc cho người dùng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến những người có năng lực chuyên môn về việc dùng thuốc nhằm hạn chế tối đa những gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.
  • Thuốc chống chỉ định sử dụng cho những người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến những người có năng lực chuyên môn về việc dùng thuốc nhằm hạn chế tối đa những gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Thuốc chống chỉ định sử dụng cho những người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc

Nếu người dùng có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình điều trị thì nên liên hệ với bác sĩ để có những lời khuyên thật sự hữu ích. Những thông tin trong bài viết về Thuốc Panadol do Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định cuả các dược sĩ, bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để giúp mang lại hiệu quả cao.