Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bé bị lở lưỡi phải làm sao? Cách chữa trị tốt nhất tại nhà


Khi trẻ bị lở lưỡi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe do đau nên trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vậy bé bị lở lưỡi phải làm sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trẻ lời. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Bị lở lưỡi hay còn gọi là nhiệt miệng, tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ và thường phát triển ở  những mô mềm bên trong má hoặc môi, đôi khi còn có ở bên dưới lưỡi hoặc nướu của bạn.

Lở lưỡi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như stress, người hay gặp các bệnh lý về răng miệng, do tổn thương niêm mạc ( ăn thức ăn nóng), hay do thiếu Vitamin B9, B12 và các khoáng chất khác như kẽm, sắt…

Các vết loét sẽ xuất hiện trong khoảng 7 – 10 ngày, tự lành, không cần điều trị và không để lại sẹo. Tuy nhiên sẽ gây ra cảm giác đau và ảnh hưởng đến việc ăn uống thường ngày của người bệnh. Và sẽ vô cùng khó chịu nếu bệnh lở lưỡi xảy ra ở trẻ em.

be-bi-lo-luoi-phai-lam-sao
Trẻ sẽ quấy khóc và đau khi bị lở lưỡi

Bé bị lở lưỡi phải làm sao?

Nếu hiện tượng lở lưỡi của trẻ không quá nặng thì có thể tự khỏi nhưng sẽ gây đau đớn và con trẻ sẽ quấy khóc thường xuyên kèm với đó là bỏ bữa vì đau và khó để ăn.

Dưới đây là một vài cách để trị lở lưỡi cho trẻ tại nhà:

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng

Nước muối loãng sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây lở lưỡi và đồng thời làm lành nhanh chóng các vết loét.

Các mẹ nên duy trì cho trẻ súc miệng hàng ngày hoặc ngậm một lúc trong cổ họng rồi nhổ ra.

Dùng nước ép khế chua chữa lở lưỡi

Trong khế chua có chứa nhiều Vitamin C giúp vết loét nhanh lành và phòng ngừa được các nguyên nhân gây ra bệnh lở lưỡi.

Các mẹ thực hiện như sau:

Cho 3 quả khế chua đã rửa sạch vào giã nát.

Sau đó cho vào nồi đun sôi.

Nước sôi các mẹ có thể cho thêm một chút đường uống để các bé dễ uống hơn.

Cho bé dùng ngậm và nuốt từ từ nhiều lần trong một ngày.

Rau ngót hoặc rau diếp cá

Cách trị lở lưỡi nhanh và được rất nhiều các bậc cha mẹ áp dụng cách này:

Cách mẹ thực hiện:

Cho xay nhuyễn rau ngót hoặc rau diếp cá rồi lọc lấy nước cốt.

Hòa tan cùng với nước cốt một chút mật ong.

Dùng hỗn hợp đó mẹ bôi lên vị trí có vết loét.

Duy trì bôi đến khi các triệu chứng được cải thiện. Thường chỉ trong khoảng 3 ngày sẽ thấy đực hiệu quả.

Chè xanh

Một loại thảo dược có tính sát khuẩn cao nên thường được dùng để giảm viêm.

Mẹ hãy cho trẻ súc miệng hoặc ngậm trong khoảng 3 phút/ lần rồi nhổ ra. Duy trì điều trị 2 lần/ ngày.

Nước ép cam quýt

Do đặc trưng của những loại nước này giàu Vitamin C nên sẽ tăng cường sức đề kháng cho bé và giảm viêm loét rất hiệu quả.

Cách này vừa giúp bé giảm đau vừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên các mẹ không nên cho bé uống lúc đói bụng và chỉ nên uống 1 cốc/ ngày.

Bên cạnh những bài thuốc dân gian, mẹ cũng có thể mua một số loại thuốc tây để bôi vào vết loét ở vùng miệng, lưỡi. Cách này giúp hạn chế lây lan vết loét, kháng viêm, giải nhiệt cho trẻ.

be-bi-lo-luoi-phai-lam-sao
Nước ép cam, quýt chứa rất nhiều Vitamin C mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe và làm lành vết loét nhanh chóng

Dừa

Dừa có có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh và rất an toàn. Các dạng bào chế từ dừa như dầu, nước hoặc sữa trong dừa đều có thể dùng được. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu bé bị nhiệt miệng.

Có nhiều cách được dùng từ dừa để điều trị lở lưỡi cho trẻ nhỏ như: dùng sữa dừa pha loãng với nước và cho trẻ súc miệng hoặc dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên vết loét.

Mật ong và củ nghệ

Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn và đặc biệt càng nhanh chữa lành vết loét khi kết hợp cùng với mật ong. Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con. Tuy nhiên không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.

Uống nhiều nước

Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

Khi bị lở lưỡi cần lưu ý những gì?

Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Trong quá trình trẻ bị bệnh, nên chuẩn bị những thức ăn dạng lỏng nhưng vẫn cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp trẻ dễ dễ ăn hơn và đầy đủ chất. 

Trong trường hợp trẻ còn bé và chưa thể tự súc miệng đúng cách thì mẹ có  thể chải răng giúp bé. Tuy nhiên hãy nên dùng các bàn chải răng có lông mềm và chuyên dụng dùng cho trẻ nhỏ. Biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện lại rất hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng cho trẻ.

Bên cạnh đó mẹ cần kiên trì nhẹ nhàng và phải theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng, giải nhiệt kịp thời giúp bé lành nhanh ổ loét. Rút ngắn tối đa số ngày bệnh để bé nhanh chóng phục hồi và ăn uống bình thường lại nhé.

Thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi Bé bị lở lưỡi phải làm sao? Hy vọng những thông tin bài viết do Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội  chia sẻ thì bố mẹ có thể dễ dàng chữa trị trẻ bị nhiệt lưỡi an toàn ngay tại nhà giúp bé yêu nhanh chóng phục hồi và ăn uống bình thường lại nhé.