Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh u máu ở gan có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào?


Bệnh u máu trong gan là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh như thế nào? Bệnh u máu ở gan có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao?... Những thắc mắc về bệnh u máu ở gan sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi và tìm hiểu!

Bệnh u máu trong gan là tình trạng xuất hiện một khối u trong gan nhưng lành tính. Khi mắc u thì ít khi gây ra các triệu chứng khó chịu. Bệnh u máu trong gan không phải là ung thư và cũng không gây ra ung thư.

Những u này có kích thước khoảng 4 cm, tuy nhiên vẫn có những u  với kích thước lớn hơn.

Tỷ lệ mắc bệnh u máu ở nữ giới cao hơn nam giới và u máu trong gan nữ giới thường có kích thước vượt trội hơn so với nam giới.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh u máu ở gan

Theo các chuyên gia y tế thì mắc bệnh u máu trong gan là do nguyên nhân bẩm sinh và di truyền qua các thế hệ.

Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Độ tuổi chủ yếu mắc bệnh này là 30 – 50 tuổi.

Giới tính: giới tính nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do phụ nữ thường điều trị bằng hormone để tăng mức độ estrogen.

Bệnh u máu ở gan có nguy hiểm không?

U máu ở gan có thể một khối hoặc nhiều khối. Thường sẽ khó để phát hiện ra bệnh chỉ khi đi  kiểm tra sức khỏe, siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính mới có thể nhận biết được bản thân mắc bệnh.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp u máu trong gan nằm ở vị trí gây chèn ép hoặc có huyết khối trong khối u và gây ra các triệu chứng như đau  bụng, gan sưng phù, buồn nôn. Một trường hợp hiếm xảy ra đó là u gan bị vỡ ra khi bị ngã hoặc chấn thương vào vùng gan. Lúc này u máu khi vỡ có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Ngoài ra có khả năng phát sinh ra các biến chứng sau:

  • U máu lan rộng: thường biến chứng này sẽ xảy ra các phụ nữ mang thai đang sử dụng các liệu pháp hormone. Nội tiết tố nữ estrogen tăng trong thai kỳ cũng là một nguyên nhân gây ra biến chứng u máu phát triển lớn hơn.
  • Gây ra các tổn thương gan.
  • Đau: triệu chứng này có thể gây đau ở góc phần  tư phía trên bên phải của bụng, đầy hơi bụng hoặc buồn nôn.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-u-mau-o-gan
Bệnh u máu ở gan có những dấu hiệu nào để nhận biết?

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh u máu trong gan

Để có cách điều trị bệnh u máu ở gan thì người bệnh cần tìm hiểu các thông tin về bệnh để biết chắc chắn mình có các triệu chứng của bệnh từ đó có các chẩn đoán và phương pháp điều trị kịp thời hơn. Một số những dấu hiệu của bệnh như:

  • Thường sẽ xuất hiện các cơn đau bụng ở phần phía trên và bên phải.
  • Đầy bụng mặc dù ăn ít nhưng vẫn luôn cảm thấy no.
  • Có các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Chán ăn, ăn  không ngon miệng.
  • Bệnh u máu trong gan sẽ làm cho trọng lượng cơ thể của người bệnh giảm nhanh chóng.

Mỗi người bệnh sẽ có các triệu chứng bệnh khác nhau do mức độ hoặc kích thước khối u trong gan. Cho nên ngay khi xuất hiện một trong những dấu hiệu ở trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và có kết quả chính xác nhất.

3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Hiện nay các phương pháp phổ biến được sử dụng trong chẩn đoán bệnh u máu trong gan như:

Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để có thể quan sát các vấn đề về gan: siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ (chụp MRI), hoặc chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT).

  • Siêu âm: Đây là một phương pháp phổ biến, hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Siêu âm gan có thể thấy được các tổn thương của gan, thông qua các hình ảnh siêu âm có thể đánh giá được mức độ nặng nhẹ của bệnh tình, từ đó có được phương pháp điều trị phù hợp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT):ứng dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vào chẩn đoán bệnh gan được biết đến như một kỹ thuật chẩn đoán chính xác và hiệu quả nhất ngày nay.  Hình ảnh các lớp cắt qua kỹ thuật chụp cắt lớp cũng sẽ thể hiện khác biệt so với gan bình thường từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất hiện nay. Bằng cách sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của gan
  • Scint Thư: một loại hình ảnh hạt nhân sử dụng vật liệu đánh dấu phóng xạ để tạo ra hình ảnh của gan.

Tất cả những kỹ thuật hiện đại ở trên sẽ giúp cho bác sĩ có được kết quả chi tiết về gan và từ đó có những chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

benh-u-mau-o-gan
Sử dụng những thực phẩm tốt cho gan sẽ hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh u máu ở gan

Các cách điều trị bệnh u máu ở gan

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh và kích thước khối u để đưa ra các cách điều trị thích hợp:

  • Ở những trường hợp bình thường kích thước khối u không quá lớn thì có thể sẽ không cần điều trị.
  • Phẫu thuật: sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật nếu kích thước  khối u quá lớn hoặc gây tổn thương đáng kể đến gan. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng mà thực hiện cắt bỏ toàn phần hay một phần.
  • Phẫu thuật thắt động mạch gan:  khi khối u phát triển và có nhiều máu chảy đến đó  và tích tụ thì sẽ sử dụng cách này. Bác sĩ sẽ thực hiện thắt lại động mạch chính cung cấp máu cho u. Các khu vực xung quanh gan vẫn nhận được máu từ động mạch khác và vẫn khỏe mạnh.
  • Thuyên tắc động mạch: Sử dụng thuốc để tiêm vào vị trí u gan để ngăn chặn sự cung cấp máu cho khối u.
  • Phẫu thuật ghép gan: trường hợp này rất hiếm và thường chỉ xảy ra với các khối u rất lớn hoặc các biện pháp trên đều không phù hợp với bệnh nhân.

 Ngoài ra có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng phương pháp xạ trị để thu nhỏ khối u nếu cần thiết. Xạ trị sử dụng các chùm năng lượng mạnh mẽ, chẳng hạn như tia X, để làm hỏng các tế bào của hemangioma. Điều trị này hiếm khi được sử dụng vì có sẵn các phương pháp điều trị an toàn hơn và hiệu quả hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc u máu ở gan

Theo các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  thì để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày,  cai thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia. Thay đổi lối sống có thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác về gan.

- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, C, B1, B6,… có trong các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, cà chua,táo,…, và rau cải như súp lơ, bắp cải, cải thảo, cải bó xôi,… vào trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân.

- Ăn nhiều thực phẩm có chứa đạm như cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, trứng, sữa,…  có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của gan.

- Bệnh nhân u máu gan nên ăn nghệ vì chất curcumin có trong nghệ là một chất giúp thải độc gan rất tốt.

- Sử dụng thường xuyên các loại trà thảo dược như trà xanh, trà hoa cúc , trà atiso, ….để giúp gan giải độc gan, giải độc rượu nhanh chóng và thannh lọc cơ thể. Nên bệnh nhân u máu gan thường hay được các bác sĩ khuyến cáo nên uống thêm các loại trà thảo dược thường xuyên.

- Bệnh nhân mắc u máu ở gan không nên sử dụng các loại thức ăn đồ hộp, chế biến sẵn vì nó không đảm bảo về chất dinh dưỡng, ngoài ra còn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

- Tránh ăn mặn để không làm gia tăng các hoạt động xử lý lên gan. 

- Hạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn béo… Bởi vì mỡ ở nhiều trong cơ thể sẽ tạo ra các độc tố khó phân hủy tích tụ ở trong gan và khiến gan sẽ phải làm việc nhiều hơn.

Trên đây là một số thông tin về bệnh u máu ở gan. Hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về bệnh và có cách điều trị sớm nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, ngoài ra nếu người bệnh có bất cứ những thắc mắc gì về  bệnh thì hãy hỏi trực tiếp ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp.