Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách xử lý khi bị đột quỵ không phải ai cũng biết


Đột quỵ là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Trong trường hợp gặp một người bị đột quỵ thì bạn nên làm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh nguy hiểm và cách xử lý người bị đột quỵ ở dưới bài viết nhé!

Bệnh đột quỵ hay còn gọi là người mắc bệnh tai biến mạch máu não, tình trạng này xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ đột ngột bị ngưng trệ. Khi này não không được cung cấp oxy đủ để có thể hoạt động được nên một vùng não sẽ bị ngừng  hoạt động và gặp khó khăn trong việc điều khiển các  hành động, nghiêm trọng hơn có thể gây liệt nửa người hoặc liệt tay chân, hôn mê.

Không xử lý kịp thời và đúng cách thì có thể bị đe dọa đến tính mạng. Do đó mỗi người cần tự trang bị cho mình những kiến thức y khoa về cách xử lý khi có người bị đột quỵ.

Những loại đột quỵ thường gặp:

Nhồi máu não: Đây là tình trạng huyết khối do xơ mỡ hoặc thuyên tắc từ các động mạch lớn, nhồi máu nhỏ do xơ mỡ hay thoái hóa lipohyaline, thuyên tắc mạch từ tim.

Xuất huyết trong hộp sọ: tình trạng này sẽ xảy ra xuất huyết trong não, xuất huyết khoang dưới mạng nhện.

1. Dấu hiệu nhận biết của bệnh tai biến mạch máu não

Người mắc bệnh tai biến  mạch máu não sẽ có những triệu chứng như:

- Choáng váng, ù tai, chóng mặt: Máu không được cung cấp để nuôi não cũng dẫn đến việc ù tai, chóng mặt, choáng váng một số trường hợp có thể đứng không vững hoặc yếu một chân.

- Bị đau đầu dữ dội: Đây sẽ là biểu hiện đầu tiên trước khi bị đột quỵ nhưng nó lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác do đó người bệnh sẽ rất chủ quan. Nguyên nhân của triệu chứng này là do máu không được đưa đến nuôi não chính vì thế người bị tai biến thường bị đau đầu dữ dội do mạch máu chính đưa máu lên não bị dừng đột ngột nên xảy ra tình trạng đau đầu.

- Cơ thể mệt mỏi, yếu sức: Do không đủ máu sẽ ảnh hưởng 1 phần nào đó đến hệ tiêu hóa nên cơ thể bị thiếu dinh dưỡng khiến người bệnh đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, mệt mỏi.

- Liệt tay, chân đột ngột: Cũng là nguyên nhân do các bộ phận của cơ thể không được cung cấp đủ máu để hoạt động. Dẫn đến cứng chân, khó di chuyển và dường như bệnh nhân sẽ khó vận động hơn rất nhiều.

- Xuất hiện cảm giác tê tay chân: Xuất hiện cảm giác bị kim châm ở người bệnh, bên cạnh đó còn có các biểu hiện tê dại hoặc thậm chí bị mất cảm giác ngay cả khi bị đau, do não mất kiểm soát. Nghiêm trọng hơn có thể bị liệt nửa người.

- Gặp khó khăn trong việc nghe và nói: có nhiều trường hợp không biết mình đang nói gì, nói linh tinh, miệng tê cứng, khó mở, nói ngọng, ấp úng 

Xem thêm các bài viết liên quan

cach-xu-ly-nguoi-bi-dot-quy
Khi gặp người bị đột quỵ thì phải làm gì?

2. Cách xử lý khi gặp người bị đột quỵ

Khi gặp người bị đột quỵ hoặc đang có các triệu chứng của bệnh đột quỵ thì cần giữ môi trường xung quanh bệnh nhân  được thông thoáng để giúp họ thở tốt hơn trong thời gian chờ xe cấp cứu hoặc trong khoảng thời gian đưa họ tới bệnh viện.

Ngay lúc này bạn có thể sơ cứu cho bệnh nhân theo các bước như:

  • Nhanh chóng đỡ lấy người bệnh, không nên để họ bị ngã xuống đất. Nếu ngã sẽ rất nguy hiểm. Có thể đặt bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng và có thể giữ thăng bằng tốt, tuyệt đột không nên dịch chuyển bệnh nhân nhiều để hạn chế tình trạng thêm nghiêm trọng hơn và có thể bị xuất huyết não.
  • Tiếp đến để cho bệnh nhân dễ thở hơn thì nên để họ nằm nghiêng về một bên hoặc trong trường hợp họ có dịch từ cổ họng chảy ra thì sẽ chảy ra ngoài và không bị nghẹt thở. Luôn luôn cố gắng cung cấp đủ lượng oxy để nuôi dưỡng cơ thể và nuôi dưỡng não.
  • Trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo thì đặt họ nằm yên cố định và gọi ngay xe cấp cứu đến bệnh viện. Vì người mắc tai biến chỉ có thể được cứu sống trong vòng 5 tiếng kể từ khi phát hiện bệnh. Mọi cách xử lý cần thực hiện nhanh.
  • Kiểm tra nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân ngay thời điểm đó và không nên cho họ uống bất cứ loại thuốc nào ngay cả thuốc huyết áp.
  • "Thời gian vàng" để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian tốt nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ. 

Những sai lầm có thể mắc phải  khi cứu người đột quỵ

Không nên tự ý bấm huyệt, châm cứu, cạo gió cho bệnh nhân vì có thể động tác này sẽ làm cho tình trạng bệnh trở lên trầm trọng hơn hoặc mất thời gian cho các hoạt động đó khiến việc điều trị chậm  trễ hơn.

Cho bệnh nhân ăn hoặc uống sẽ làm cho thức ăn trào ngược vào đường thở gây tắc nghẽn sẽ rất nguy hiểm.

Tự ý dùng thuốc hạ áp hoặc ngậm thuốc huyết áp dưới lưỡi. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm vì chưa thể xác định được nguyên nhân bị đột quỵ thông qua các biểu hiện lâm sàng. Ví dụ nếu bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não mà lại tự ý cho ngậm thuốc dưới lưỡi sẽ gây ra tình trạng tụt huyết áp, các tĩnh mạch càng trở nên thiếu máu để hoạt động và cùng từ đó tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

cach-xu-ly-nguoi-bi-dot-quy
Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vận động sẽ là những cách phòng bệnh đột quỵ tốt

3. Cách phòng tránh bệnh đột quỵ

Nếu hạn chế được các yếu tố gây bệnh sẽ làm giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Do đó cần phải có các biện pháp phòng ngừa bệnh như:

Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng: Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật. Thực hiện chế độ ăn kiêng, bỏ hút thuốc lá cũng giúp cải thiện mức cholesterol HDL của bạn.   Nên bổ sung các loại hoa quả chín, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất, các loại rau lá xanh, các sản phẩm từ ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày.

Cần duy trì lịch tập thể dục tốt cho sức khỏe. Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. 

Hy vọng với những thông tin  Cao Đẳng Dược Chính Quy Hà Nội chia sẻ ở trên đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có thể phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm đột quỵ và có cách xử lý khi bị đột quỵ . Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các hướng dẫn và chỉ định của những người có năng lực chuyên môn.