Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp ở tất cả các lứa tuổi. Biểu hiện bằng tình trạng ngứa ngáy, phát ban, nổi mụn nước. Người bệnh cần được điều trị sớm để tránh tình trạng bị nặng khó chữa.
Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng, gây ra tình trạng da ngứa rát, nóng đỏ, phát ban, nổi sần, xung huyết. Các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm với chất này.
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu phổ biến
Theo tài liệu của Bộ Y tế có đến 1,5-5,4% dân số thế giới mắc viêm da tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc không giống với các bệnh da liễu khác, chỉ gây ra những thương tổn ở vùng da tiếp xúc trực tiếp bó hẹp hơn những bệnh viêm da khác.
Ở những trường hợp bệnh viêm da tiếp xúc chuyển biến nặng vùng da lân cận có thể thương tổn như phát ban, nổi mề đay kèm theo ngứa rát.
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra sau khi tiếp xúc với các tác nhân phản ứngnhận biết bệnh qua các dấu hiệu sau:
- Các vệt, đốm phát ban có hiện tượng sưng phù.
- Một số trường hợp, vùng da tiếp xúc sẽ xuất hiện các vệt, đốm phát ban
- Vùng da bị tổn thương có cảm giác ngứa ngáy, đau nhẹ khi chạm vào.
- Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng bề mặt các nốt phát ban sẽ xuất hiện mụn mủ nốt này có kích thước từ vài mm đến vài cm.
- Mụn nước hoặc bọng nước.
- Dị ứng sẽ bị khô, rộp da, ửng đỏ
- Nếu người bệnh nuốt, ngửi phải chất gây kích ứng sẽ khó thở, thở khò khè và buồn nôn.
- Nổi mày đay
- Da có cảm giác bỏng rát
- Da khô, có vảy và bong tróc
- Sưng, đặc biệt là ở mắt, mặt hoặc vùng háng
- Da bị sạm màu hoặc nhám
- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
- Rất ngứa
Viêm da tiếp xúc kích ứng có thể gây ra các triệu chứng khác nhau như:
- Da cảm thấy cứng hoặc căng
- Phồng rộp
- Sưng
- Nứt da do da cực kỳ khô
- Loét da, vết loét mở tạo thành lớp vỏ
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc
- Có ba loại viêm da tiếp xúc đó là
- Viêm da tiếp xúc kích ứng
- Viêm da tiếp xúc ánh sáng là ít phổ biến vì là một phản ứng có thể xảy ra tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và gây kích ứng.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng
- Bệnh viêm da kích ứng tiếp xúc xảy ra do da tiếp xúc với dung môi hoặc hóa chất.
- Kích ứng với dầu gội
- Viêm da kích ứng tiếp xúc do tiếp xúc với rượu.
- Viêm da kích ứng tiếp xúc khá phổ biến do không khí ô nhiễm, phấn hoa.
- Người bệnh tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, tẩy trắng.
- Côn trùng: nọc độc từ kiến ba khoang, rết, ong
- Quần áo, giày dép bẩn.
- Nọc độc côn trùng hoặc thuốc trừ sâu
- Mùn cưa, dầu hỏa, dầu lửa.
- Các loại mỹ phẩm, nước hoa
- Kim loại, đặc biệt là niken dây đồng hồ, khóa của dây lưng
- Da bị kích ứng khi tiếp xúc với thành phần axit có trong pin.
- Hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, thuốc khử trùng
- Cao su và các chế phẩm từ cao su găng tay
- Các chất khác (tùy vào cơ địa mỗi người).
- Viêm da tiếp xúc dị ứng do dị ứng với Formaldehyde có trong các chất khử trùng và bảo quản
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là hóa chất có trong mỹ phẩm, nước hoa, nước súc miệng
- Dị ứng với các loại thuốc kháng sinh kháng histamine
- Người bệnh tiếp xúc với cây sồi
- Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi da tiếp xúc với một chất độc hại là loại viêm da tiếp xúc phổ biến nhất.
- Các chất độc hại có thể gây viêm da tiếp xúc kích thích như chất tẩy rửa cống, Pin axit, chất tẩy rửa, bình xịt hơi cay
- Viêm da tiếp xúc kích ứng cũng có thể xảy ra khi da tiếp xúc với xà phòng hoặc thậm chí là nước một cách quá thường xuyên như thợ làm tóc, nhân viên pha chế.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với nước thường bị viêm da tiếp xúc gây khó chịu ở tay.
Viêm da tiếp xúc được điều trị như thế nào?
Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc sẽ tự khỏi trong khoảng vài ngày. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể thử chữa viêm da tiếp xúc tại nhà:
- Làm sạch da bằng xà phòng mềm và nước ấm để loại bỏ chất gây kích ứng.
- Gãi có thể làm cho kích ứng tồi tệ hơn nên tránh làm trầy xước vết thương
- Tránh làm nhiễm trùng da
- Bôi Vaseline để làm dịu khu vực da bị kích ứng.
- Có thể dùng một loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa và giảm phản ứng dị ứng.
- Nếu cần thiết, ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có thể gây ra vấn đề kích thích dị ứng
- Sử dụng các phương pháp điều trị chống ngứa như bôi các loại kem có chứa hydrocortisone, calamine lotion.
- Nên đi khám nếu phát ban gần mắt hoặc miệng
- Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc không đáng lo ngại, bác sĩ có thể kê toa một loại kem steroid làm dịu làn da của bạn.
Liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện theo thời gian. Bác sĩ sẽ thực hiện test dị ứng thử nghiệm để xác định liệu một chất cụ thể gây viêm dị ứng trên da của bệnh nhân.
Viêm da tiếp xúc sẽ tự khỏi trong khoảng vài ngày
Một số biến chứng do bệnh viêm da tiếp xúc gây ra là:
- Viêm da thần kinh: da phát ban, nổi mẩn đỏ kích thích người bệnh cào, gãi khiến vùng da này bị dẫn đến viêm da thần kinh. Vùng da bị viêm có thể bị mất thẩm mỹ, đổi màu, thâm sẹo vĩnh viễn
- Da bị nhiễm trùng: cào, gãi có thể khiến da bị nhiễm trùng mưng mủ có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong tạo thành các bệnh lý nguy hiểm khác
- Da bị hình thành sẹo vĩnh viễn: cào gãi có thể hình thành sẹo thâm không được xử lý kịp thời và đúng cách, phát ban cũng ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có các triệu chứng viêm da kích ứng tiếp xúc ngứa ngáy khó chịu, mất tập trung trong công việc nên đến ngay các cơ sở y tế
Viêm da tiếp xúc bệnh không có khả năng lây nhiễm theo các chuyên gia y tế da liễu. Bởi viêm da tiếp xúc xảy ra là do cơ địa và hệ miễn dịch yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn.
Theo Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp