Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tụy cấp


Viêm tụy cấp là tình trạng dịch tuyến tụy chạy vào trong ổ bụng đột ngột trong một thời gian ngắn dẫn đến tổn thương tế bào nang tuyến thường có liên quan đến các bệnh lý khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân và triệu chứng của viêm tụy cấp.

Viêm tụy cấp là viêm của tuyến tụy do sự tiêu hủy của các men tụy. Diễn tiến của bệnh viêm tụy cấp có thể nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên nếu nặng có thể gây ran guy hiểm đến tính mạng do các biến chứng.

khoang-15-nguoi-bi-viem-tuy-cap-chua-tim-duoc-nguyen-nhan

Khoảng 15% người bị viêm tụy cấp chưa tim được nguyên nhân

Viêm tụy cấp hầu hết đều hồi phục hoàn toàn nếu như được khi điều trị đúng và kịp thời. Tuyến tụy là một tuyến lớn nằm phía sau dạ dày và bên cạnh ruột non đảm nhiệm 2 nhiệm vụ chính đó là giả phóng các enzyme tiêu hóa vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và giải phóng hormone insulin và glucagon vào máu. Những hormone này sẽ giúp cho cơ thể của bạn như tim, phổi và thận hoạt động được bình thường.

Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp

Bệnh nhân bị viêm tụy cấp sẽ có các biểu hiện lâm sàng như sau:

  • Nôn ói xảy ra(70%) và ói vẫn không làm giảm đau
  • Bệnh nhân bị đau bụng bất ngờ, thường khu trú vùng thượng vị, quanh rốn đau tăng dần và có thể đau dữ dội
  • Đau có thể lan ra sau lưng, ¼ bụng trên phải đau tăng lên sau khi ăn.
  • Trong đa số các trường hợp ấn đau vùng thượng vị, có thể lan ra sau lưng
  • Vàng da nhẹ có thể xảy ra trong viêm tụy, vàng da nặng gợi ý viêm tụy do sỏi mật.
  • Người bệnh nếu như đang dùng các thuốc có thể là nguyên nhân gây viêm tụy cấp
  • Nhu động ruột giảm hoặc liệt ruột
  • Tìm dấu hiệu viêm tụy cấp nặng như sốc, suy hô hấp, da đổi màu xanh tím, mất nước, da đổi màu xanh tím vùng hông
  • Tràn dịch màng phổi trong viêm tụy thể xuất huyết.
  • Đau bụng làn tỏa ra sau lưng; triệu chứng có thể trầm trọng hơn sau khi ăn các thực phẩm giàu chất béo.
  • Chướng bụng và đau
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sốt
  • Tăng nhịp tim
  • Đau vùng thượng vị, đau dữ dội, xảy ra đột ngột sau một bữa ăn nhiều chất đạm, nhiều mỡ hoặc sau uống rượu bia
  • Cơn đau tụy dễ bị nhầm với đau dạ dày. Đau kéo dài liên tục hoặc từng cơn lan sang hạ sườn 2 bên
  • Dấu hiệu nôn và buồn nôn xuất hiện, thường nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu và không liên quan đến triệu chứng đau
  • Rối loạn ý thức, huyết áp tụt, thiểu niệu
  • Chướng bụng, bí trung tiện đây là các triệu chứng thường gặp của viêm tụy cấp
  • Hầu như bệnh nhân bị viêm tụy cấp sẽ đau dưới mũi kiếm xương ức
  • Đau là dấu hiệu đặc trưng nhất của viêm tụy đôi khi đau xuất hiện ở vùng hạ vị.
  • Các dấu hiệu khác đi kèm khi bị viêm tụy cấp như sưng và tăng cảm giác đau thành bụng, nôn mửa, sốt, mạch nhanh
  • Trong các trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị rối loạn chức năng các cơ quan như tim, phổi và thận. Nếu xuất hiện chảy máu trong tụy thì bệnh nhân dễ rơi vào sốc và tử vong.

Nếu như không tìm được các dấu hiệu do đâu bị đau cần nghĩ đến bị viêm tụy.

hau-nhu-benh-nhan-bi-viem-tuy-cap-se-dau-duoi-mui-kiem-xuong-uc

Hầu như bệnh nhân bị viêm tụy cấp sẽ đau dưới mũi kiếm xương ức

Nguyên nhân của bệnh viêm tụy cấp

Theo như tổng hợp của Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân viêm tụy cấp là do sỏi mật hoặc do uống rượu nhiêu. Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa và phẫu thuật thuốc, bệnh tự miễn. Khoảng 15% người bị viêm tụy cấp chưa tim được nguyên nhân.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp

Để chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp, các bác sĩ sẽ đo nồng độ enzyme tiêu hóa và lipase ở trong máu người bệnh. Nếu nồng độ hai loại enzyme này cao thì bác sĩ có thể chẩn đoán bị bệnh viêm tụy cấp.

Ngoài ra, cũng có thêm một vài xét nghiệm viêm tụy cấp như:

  • Siêu âm, chụp CT và MRI để có thể nhìn thấy các vấn đề trong ổ bụng.
  • Kiểm tra chức năng tuyến tụy xem tuyến tụy có sản xuất đúng lượng enzyme tiêu hóa hay không
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để tìm hiểu xem hình ảnh của các ống dẫn mật, đôi khi là các ống tụy. Đây là một kỹ thuật chuyên biệt thường được dùng để quan sát hình ảnh ống tụy.
  • Sinh thiết đưa vào tuyến tụy để lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm.
  • Trong các giai đoạn điều trị, nghiệm pháp dung nạp glucose để đo mức độ dịch tuyến tụy
  • Các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu, phân, nước tiểu để điều chỉnh phác đồ điều trị.
  • Những người bị viêm tụy cấp được điều trị bằng truyền dịch đường tĩnh mạch
  • Một số trường hợp tình trạng viêm tụy cấp rất nghiêm trọng sẽ dùng thuốc giảm đau tại bệnh viện có thể phải nhập viện tại khoa chăm sóc đặc biệt
  • Trường hợp viêm tụy nặng có thể dẫn tụy bị hỏng hoàn toàn và hoại tử mô tụy
  • Trong những trường hợp viêm tụy nặng bác sĩ có thể phẫu thuật để loại bỏ các mô chết để phòng nhiễm trùng. Người bệnh được theo dõi vì viêm tụy làm tổn thương tim, phổi hoặc thận.
  • Trong trường hợp viêm tụy cấp tính thì phẫu thuật cắt bỏ túi mật phẫu thuật ống mật

Những diễn biến nguy hiểm của viêm tụy cấp:

  • Biến chứng sốc: Là một trong những biến chứng sớm những ngày đầu của bệnh xảy ra. Những biến chứng sốc có thể do nhiễm khuẩn nặng hay do xuất huyết. Trường hợp sốc nặng thường xảy ra muộn hơn ở tuần thứ 3 từ lúc bắt đầu có dấu hiệu viêm
  • Biến chứng xuất huyết: Biến chứng xuất huyết xuất hiện ở ngay tại trong ống tiêu hóa, có thể tuyến tụy hoặc các cơ quan khác trong xoang bụng dẫn đến tình trạng tổn thương các mạch máu. Biến chứng xuất huyết này xảy ra trong tuần đầu tiên của bệnh. Tất cả những trường hợp xuất huyết trong cơ thể đa phần đều có tiên lượng nặng.
  • Biến chứng suy hô hấp cấp: Tiên lượng bị nặng
  • Biến chứng nhiễm trùng tại tuyến tụy: là nguyên nhân chính dẫn đến ổ áp xe ở tuyến tụy gây viêm phúc mạc toàn thể, hoại tử mô thường xảy ra ở cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai của bệnh
  • Biến chứng nang giả tụy: biến chứng này xuất hiện ở tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 của bệnh. Nang này do quá trình đóng kén để khu trú các tổn thương tại nhu mô tụy. Có chứa các chất dịch các enzym tuyến tụy, và các mảnh vỡ của nhu mô tuyến tụy nếu để kéo dài có thể tiến triển thành áp xe hoặc gây bội nhiễm.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là một tình trạng bệnh rất nặng, đòi hỏi sự cân bằng về dinh dưỡng cần được chăm sóc tại cơ sở hồi sức tích cực. Việc điều trị dịch vào ra được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Nên có chế độ ăn theo nhân viên y tế thiết lập, có thể uống nước trà xanh không đường, ăn đồ ăn ít tinh bột và hạn chế sữa, bơ, dầu mỡ.