Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lưỡi bị đen là bệnh gì? Cách kiểm soát tình trạng đó như thế nào?


Chiếc lưỡi khỏe mạnh của bạn bỗng dưng có sự chuyển màu đen khiến bạn cảm thấy vô cùng lo lắng và băn khoăn. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin về tình trạng lưỡi đen xuất hiện và giải đáp cho thắc mắc: lưỡi đen là bị bệnh gì?  Mời bạn đọc cùng theo dõi và tham khảo!

Lưỡi đen là tình trạng diễn ra tạm thời, khiến lưỡi có vẻ ngoài sẫm màu hơn bình thường.

Lưỡi đen có thể là do sự tích tụ các tế bào chết trên nhú cảm giác của bề mặt lưỡi như vi khuẩn, nấm men, thuốc lá, thực phẩm hoặc các chất khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh lưỡi đen

Lý giải vì sao, do đau mà khiến cho lưỡi có màu không bình thường. Một số những nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi đen như:

  • Do sự hình thành nấm men hoặc các vi khuẩn trong miệng sau khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh sai cách hoặc quá lạm dụng thuốc.
  • Bản thân người bệnh vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Sử dụng những loại nước súc miệng có chứa các chất oxy hóa gây khó chịu như peroxide.
  • Hút thuốc lá thường xuyên và trong một thời gian dài.
  • Ăn các  thực phẩm mềm nên không thể lấy đi hết các tế bào chết trên nhú lưỡi.
luoi-bi-den-la-benh-gi
Lưỡi bị đen là bệnh gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh lưỡi đen

Các dấu hiệu nhận bệnh lưỡi đen bao gồm:

  • Thay đổi vị giác hoặc cảm nhận được vị kim loại trong miệng.
  • Người bệnh bị hôi miệng.
  • Xuất hiện triệu chứng buồn trong lưỡi khi nhú phát triển quá mức.
  • Màu của lưỡi có sự thay đổi  sang màu đen hoặc nâu, xanh lá, xanh lá cây, vàng hoặc trắng.

Xem thêm các bài viết liên quan

Lưỡi bị đen là bệnh gì?

Lưỡi bị thâm đen là tình trạng xuất hiện ở những bệnh nhân mãn tính lâu ngày hoặc do mắc bệnh nặng.

Trong trường hợp bệnh nhân bị các bệnh lý về dạ dày sẽ làm cho màu lưỡi chuyển dần từ trắng sang vàng rồi cuối cùng sẽ là màu đen. Bên cạnh đó cũng có thể gặp triệu chứng này ở những bệnh nhân mắc các chứng thấp tà, nhiễm hàn khí.

Nếu người bệnh có thắc mắc lưỡi màu đen là dấu hiệu của bệnh gì thì nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có những phương án điều trị kịp thời, đúng cách và hạn chế tới mức tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

luoi-bi-den-la-benh-gi
Khám răng miệng định kỳ là cách để kiểm soát tốt tình trạng lưỡi đen

Cách điều trị và kiểm soát tình trạng lưỡi đen

Thông thường thì người bệnh không cần quá lo lắng và điều trị vì đây là tình trạng tạm thời và vô hại. Tuy nhiên để điều trị tận gốc tình trạng này người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và xác định nguyên nhân.

Nhưng theo Cao Đẳng Dược Chính Quy Hà Nội thì cách để  cải thiện triệu chứng lưỡi đen thì người bệnh cần chú ý:

  • Chà lưỡi: Trong quá trình đánh răng bạn hãy thêm hoạt động chà lưỡi để nhằm loại bỏ các tế bào chết, các vi khuẩn hoặc các mảng bám thức ăn bám trên bề mặt lưỡi. Tốt nhất hãy sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm hoặc các dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng.
  • Đánh răng sau bữa ăn: duy trì đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sau bữa ăn và nên dùng những loại kem đánh răng có  fluoride. Nếu bạn không thể đánh răng sau bữa ăn, ít nhất hãy súc miệng bằng nước. Nên thay bàn chải răng 3 tháng một lần, dùng nước súc miệng đều đặn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: cách dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám còn dính ở răng.
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Đi khám nha khoa định kỳ để kiểm tra răng miệng thường xuyên giúp nha sĩ có thể phát hiện vấn đề và chữa trị cho bạn sớm và cũng để nha sĩ cho bạn các lời khuyên về chăm sóc răng miệng.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Nên ăn nhiều đậu, hoa quả, rau họ cải (như cải bắp, bông cải xanh), các loại rau lá xanh đậm, hạt lanh, uống nhiều nước sẽ giúp bạn cải thiện được các triệu chứng của bệnh lưỡi đen.

Trên đây là những thông tin về lưỡi bị đen là bệnh gì và màu sắc lưỡi cảnh báo tình trạng bệnh nhân. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ về bất cứ triệu chứng bất thường nào xuất hiện ở lưỡi, tốt nhất là bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để điều trị kịp thời nhé!