Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng suy dinh dưỡng ở người lớn và biện pháp điều trị


Nhiều người vẫn thường nghĩ vấn đề suy dinh dưỡng chỉ có thể xảy ra ở trẻ em nhưng trên thực tế không phải vậy. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ở cả người lớn. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới để có thêm nhiều thông tin về bệnh suy dinh dưỡng ở người lớn: dấu hiệu suy dinh dưỡng, điều trị suy dinh dưỡng…

Suy dinh dưỡng là là tình trạng cơ thể mất cân bằng khi năng lượng từ thực phẩm vào mỗi ngày không đủ đáp ứng cho nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể.

 Người mắc bệnh suy dinh dưỡng rất dễ mắc các căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính, tuy không lây lan nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

1. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người lớn

Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày gây nên. Một số những nguyên nhân như:

Do rối loạn về tiêu hóa và một số bệnh lý về dạ dày

Khi mắc các bệnh về tiêu hóa  sẽ làm cho người bệnh bài tiết dịch vị kém nên làm cho người bệnh có các triệu chứng như đầy bụng, chướng hơi, chán ăn. Bên cạnh đó men tiêu hóa bao gồm dịch tụy, dịch ruột bài  tiết kém khiến cho quá trình tiêu hóa không được hoàn chỉnh và thuận lợi. Những điều này sẽ làm cho người bệnh khó hấp thụ các chất dinh dưỡng, kéo dài trong một thời gian sẽ làm cho người bệnh mắc suy dinh dưỡng.

suy-dinh-duong-o-nguoi-lon
Gầy đi là một trong những dấu hiệu suy dinh dưỡng người lớn tuổi dễ nhận thấy nhất.

Các vấn đề về sức khỏe tinh thần

Yếu tố về thần kinh như stress, căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến việc co bóp của dạ dày. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng.

Bữa ăn nghèo nàn về  số lượng và chất lượng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh suy dinh dưỡng. Người bệnh không ăn đủ thực phẩm hoặc không đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của cơ thể.

Xem thêm các bài viết liên quan

2. Triệu chứng suy dinh dưỡng ở người lớn

Các dấu hiệu bệnh suy dinh dưỡng ở người lớn dễ nhận thấy như:

  • Người bị suy dinh dưỡng sẽ thấy bản thân trọng lượng cơ thể bị giảm đi nhanh chóng, phần thịt của cơ thể nhũn không còn rắn chắc.
  • Thở khó khăn, nguy cơ cao mắc bệnh suy hô hấp.
  • Da có thể trở nên mỏng, khô xanh xao.
  • Bên cạnh đó các vấn đề về da khác như xuất hiện nhiều mụn, chàm, đồi mồi.
  • Tóc xơ cứng và rụng nhiều.
  • Không còn cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Giảm ham muốn tình dục, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng.
  • Tinh thần mệt mỏi, khó tập trung làm việc, học tập. Trí  nhớ cũng bị suy giảm.
  • Dễ bị mắc các bệnh lây nhiễm hoặc khi bị thương thì sẽ lâu lành hơn bình thường, do lúc này hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Thiếu hụt calo trong một thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh  mắc các bệnh lý như suy tim, gan và bệnh đường hô hấp khác.
  • Người suy dinh dưỡng thường ăn khó tiêu, dễ táo bón, phân lúc lỏng lúc rắn hay đau bụng lặt vặt. 

3. Phương pháp điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở người lớn

Chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh nên ăn các nhiều hơn ăn thịt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn cá 3 lần/ tuần để đảm bảo sức khỏe.

Hạn chế ăn mỡ động vật, chỉ nên sử dụng các chất béo có lợi từ các loại cá hồi, cá trích.

Bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau, trái  cây. Bên cạnh đó bổ sung nhiều các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo có nguồn gốc thực vật (plant sterols) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Việc uống nước hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa và làm thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Có những loại sữa đặc chế dành cho người lớn bị suy dinh dưỡng. Nên chọn lựa thật kỹ và xây dựng thói quen uống sữa hàng ngày để bổ sung đủ các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt trong bữa ăn hàng ngày.

suy-dinh-duong-o-nguoi-lon
Tập thể thao đều đặn sẽ giúp bạn phòng tránh được suy dinh dưỡng người lớn tuổi.

Tăng hương vị cho món ăn

Đối với trường hợp những người chán ăn thì việc tăng hương vị cho món ăn là một cách nên làm để món ăn thu hút người ăn hơn. Chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt nhưng không nên xay đồ ăn quá nhuyễn, sẽ làm giảm vị giác khi ăn. Tốt nhất trong bữa ăn cần có canh cho dễ ăn.

Tắm nắng, tập thể dục thường xuyên

Chú ý tập thể dục rèn luyện sức khỏe hàng ngày bằng những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp để tạo tình thần thoải mái cũng như nâng cao sức đề kháng.

Ăn thêm các bữa ăn nhẹ trong ngày

Việc bổ sung thêm các dinh dưỡng bằng các bữa ăn nhẹ như một chiếc bánh mì, cốc sữa… để giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều và nhanh chóng phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng.

 Ngoài ra việc tạo hứng khởi trong việc ăn uống thì nên ăn cùng với những người mình thích và món ăn theo đúng khẩu vị giúp bữa ăn trở lên ngon miệng hơn.

Đối với những bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng không thể ăn uống được thì sẽ được hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo và có chế độ theo dõi quá trình điều trị chặt chẽ.

Trên đây là một số điều cần biết về vấn đề suy dinh dưỡng ở người lớn do Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng  chia sẻ. Nếu người nhà bạn có dấu hiệu suy dinh dưỡng cần quan tâm và chăm sóc để không bị bệnh suy dinh dưỡng nặng sẽ rất khó cải thiện.  Nếu có bất kì câu hỏi hoặc thắc mắc xin vui lòng đến gặp bác sĩ.