Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh u màng não sống được bao lâu? Có những phương pháp điều trị nào?


Bệnh u màng não có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh ra sao? Có quá nhiều những thắc mắc khác về bệnh u màng não. Hãy cùng theo dõi dưới bài viết để có thêm nhiều các thông tin hữu ích về bệnh và các cách chẩn đoán điều trị bệnh nhé!

1. Tìm hiểu về bệnh u màng não

Bệnh u màng não là những khối u phát triển chậm ở màng bao phủ não, tủy sống và rễ thần kinh tủy sống. Các lớp màng não bao gồm: màng nhện, màng mềm và màng cứng.

Đa số bệnh u não là lành tính đối với người bệnh, tuy nhiên nếu trường hợp u phát triển sẽ có kích thước rất lớn ở các vị trí đặc biệt có thể gây thiếu sót chức năng thần kinh lớn và đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh u màng não

Hiện nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh u  màng não chưa được xác định rõ ràng, các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Dược Hà Nội cho biết một số các yếu tố làm gia  tăng nguy cơ khả năng mắc bệnh bao gồm:

  • Phơi nhiễm phóng xạ: Nếu bạn phải tiếp xúc với phóng xạ ion hóa liều cao có thể sẽ mắc bệnh u màng não. Đặc biệt ở những đối tượng từng được xạ trị để điều trị ung thư  ở vùng đầu.
  • Độ tuổi: Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 – 70. Trẻ em ít bị mắc u não hơn người lớn.
  • Giới tính: Nữ giới có khả năng mắc bệnh nhiều hơn nam.
  • Bệnh Neurofibromatosis type 2: còn gọi là bệnh đa u sợi thần kinh có liên quan đến tỷ lệ xuất hiện u màng não cao hơn.
  • Chủng tộc: Người da trắng có ít nguy cơ mắc bệnh u màng não hơn những người da đen.
benh-u-mang-nao
Bệnh U màng não có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm

Triệu chứng bệnh u màng não

Ở giai đoạn khởi phát bệnh sẽ không có những dấu hiệu nhận biết, cho tới khi bệnh phát triển hoặc khối  u có kích thước lớn hơn thì sẽ có một số những triệu chứng như:

  • Đau đầu: Biểu hiện phổ biến của bệnh, tuy nhiên người bệnh sẽ rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Tần suất và mức độ đau đầu sẽ tăng dần, lúc đầu sẽ bắt đầu ở một vị  trí sau đó lan ra khắp đầu.
  • Có xuất hiện buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Thị giác bị ảnh hưởng, nhìn mờ và tầm nhìn xa bị hạn chế.
  • Triệu chứng co giật của bệnh động kinh. Nếu mức độ bệnh nặng thì có thể cơn động kinh sẽ kéo dài đến 30 phút hoặc cho tới khi có sự can thiệp của y bác sĩ.
  • Trí nhớ suy giảm, khả năng tập trung làm việc hoặc học tập không  cao.
  • Cơ thể mệt mỏi,  yếu cơ.

Sẽ có những triệu chứng của bệnh không được đề cập ở trên, nếu  người bệnh có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác, rõ ràng.

Xem thêm các bài viết liên quan

2. Bệnh u não sống được bao lâu?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người, tuy nhiên khá khó để xác định chính xác thời gian của người bệnh.

Trường hợp u não lành tính chỉ có một số ít trường hợp là chèn lên vùng nhạy cảm của não và gây nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc có thể làm suy giảm các chức năng bình thường của não, tăng cường độ các cơn đau.

Trường hợp u não ác tính thì sẽ nhanh chóng chuyển sang  bệnh ung thư. Do đó nếu sử dụng các biện pháp điều trị ở giai đoạn này cần hết sức thận trọng để tránh làm tổn thương tế bào lành của não.

Với sự hiện đại của những thiết bị y tế hiện nay thì có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật nhằm kéo dài sự sống cho người bệnh. Từ đó có thể sống ổn định nhiều năm sau đó.

Quá trình điều trị bệnh u màng não sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền của nhưng không có tác dụng tiêu diệt tận gốc khối u nếu nằm ở những vị trí nhạy  cảm. Bệnh cũng không có các triệu chứng để phát hiện  bệnh sớm hoặc vắc xin phòng ngừa. Nên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và điều trị bệnh sớm ngay khi mới khởi phát thì hãy đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các bệnh tại thời điểm hiện tại.

benh-u-mang-nao
U màng não có thể gây ra các cơn đau đầu dữ dội cho người bệnh

Thời gian sống của bệnh nhân bị u màng não còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Mức  độ của bệnh.
  • Sự tăng trưởng của khối u và mức độ kiểm soát những khối u này.
  • Điều trị bệnh bằng phương pháp nào/
  • Khả năng phục hồi của mỗi bệnh nhân, độ tuổi của người bệnh.
  • Tinh thần của người bệnh và gia đình. Tốt nhất bệnh nhân nên tích cực chữa trị và cần giữ sự lạc quan.

3. Kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị

Kỹ thuật chẩn đoán

Những kỹ thuật thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để chẩn đoán bệnh u màng não bao gồm:

  • Quét CT Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao. Bệnh nhân được yêu cầu đặt đầu vào trong máy chụp và các tia X được chiếu xuyên qua đầu. Với máy chụp CT, mỗi góc chụp sẽ cho ra hình ảnh một lát cắt nhỏ ở vùng đầu và mặt. Để chụp được nhiều góc, mỗi phần của máy chụp sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau.
  • MRI: là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Kỹ thuật này sẽ giúp bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ, thời gian chụp nhanh và hiện đại nhất hiện nay.
  • Chụp động mạch: Giúp xem nguồn cung cấp máy của các khối u trông như thế nào bằng cách dùng thuốc nhuộm qua háng đi vào các động mạch trong màng não.
  • X-quang sọ: Tia X sẽ giúp bác sĩ biết có điều gì bất thường xảy ra trong khối u não hay không, có thể gây vỡ hoặc gãy trong xương sọ.  Chúng cũng có thể lấy cặn canxi trong các khối u nếu đã di chuyển đến xương.
  • Sinh thiết: là một xét nghiệm y khoa thường được thực hiện bằng phẫu thuật với mục đích lấy mẫu tế bào hoặc đánh giá sự hiện diện hoặc mức độ của bệnh. Sau khi lấy ra khỏi cơ thể các mô sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi và có thể được phân tích về mặt hóa học.

Các phương pháp điều trị bệnh

Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh để chỉ định biện pháp phẫu thuật cho phù hợp hơn. Cụ thể những phương pháp được sử  dụng phổ biến trong điều trị bệnh u  màng não như:

* Phẫu thuật

Đây là phương pháp quan trọng nhất, với mục đích loại bỏ tối đa toàn bộ u. Điều trị phẫu thuật triệt để u não sẽ giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Song mặc dù có trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, ở những nước phát triển, việc loại bỏ triệt để u não không phải lúc nào cũng thành công.

Trong trường hợp khối u nằm ở một số nơi trong não mà không thể phẫu thuật để loại bỏ được, bác sĩ sẽ thực hiện hóa trị và xạ trị để thu nhỏ các khối u.

benh-u-mang-nao
Phương pháp hỗ trợ điều trị u màng não bằng hóa trị

* Xạ trị

Phương pháp này sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… để tiêu diệt hoặc phá hỏng khối u trong màng não.

Có nhiều cách khác nhau để điều trị bằng tia xạ: xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.

* Hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc để phá hủy các tế bào trong khối u nằm ở màng não, nhằm ngăn chặn chúng phát triển và phân chia.

Thường được chỉ định trong một khoảng thời gian nhất định, thường vài tháng đến 1 năm hoặc có thể hơn (tùy vào bệnh, mức độ đáp ứng, mức chịu đựng của cơ thể).

Theo sát và luôn đồng hành cùng với quá trình điều trị bệnh thì người bệnh nên xây dựng những thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh để hạn chế tới mức tối đa các diễn biến xấu của bệnh u màng não như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Nên có chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt nạc, carbohydrates, hạn chế những thực phẩm có nhiều chất béo, chứa hàm lượng protein cao.
  • Ngủ đủ giấc từ 8 – 10 tiếng/ ngày.
  • Thực hiện đúng theo chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ không được tự ý sử dụng thuốc.
  • Tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và tầm soát tốt tình trạng bệnh theo đó có những thay đổi liệu trình điều trị cho phù hợp hơn.

Vậy là bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi: “ bệnh u màng não có nguy hiểm không?”. Bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh không cần quá lo lắng và nên thực hiện đúng theo những chỉ dẫn của các bác sĩ để được được điều trị theo đúng lộ trình bệnh và đạt được hiệu quả cao.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!