Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng thiếu máu cơ tim và những cách điều trị bệnh


Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Các triệu chứng của bệnh như thế nào? Phương pháp được dùng để chẩn đoán và điều trị ra sao?... Những thắc mắc về bệnh Thiếu máu cơ tim sẽ được giải đáp đầy đủ ở dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu và tham khảo!

Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành – mạng lưới mạch máu bao quanh tim, nuôi dưỡng tim. Nếu không được tái  tạo máu kịp thời, một vùng tim phía sau sẽ bị hoại tử hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim

Một số những nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim bao gồm:

Do bệnh lý động mạch vành: các mảng xơ vữa được tạo thành chủ  yếu từ Cholesterol, tích tụ trên thành động  mạch làm cản trở đến việc lưu thông máu. Đây được coi là nguyên nhân dễ xảy ra bệnh thiếu máu cơ tim nhất.

Có các cục máu đông: Các mảng xơ vữa có thể bị vỡ và tạo ra những cục máu đông. Các cục máu đông này di chuyển trong lòng mạch và có  thể đến những đoạn hẹp thì gây ra tắc mạch. Gây ra khởi phát tình trạng nhồi máu cơ tim.

Co thắt động mạch vành: lưu lượng máu bị suy giảm do sự co thắt tạm thời các cơ của động mạch vành và có thể bị ngăn chặn dòng chảy của máu đến cung cấp oxy cho tim. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim, tuy nhiên nguyên nhân này hiếm gặp hơn.

trieu-chung-thieu-mau-co-tim
Hút thuốc lá có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cho người sử dụng

Theo các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Học Cổ Truyền Hà Nội thì ngoài những nguyên nhân kể trên thì còn có các yếu tố khác có khả năng cao gây ra tình trạng đau thắt ngực và có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim như:

Sử dụng thuốc lá thường xuyên: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xơ cứng thành động mạch, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nhóm người này rất dễ có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim.

Bệnh tiểu đường: bệnh lý này có khả năng gây ra nhiều các vấn đề về tim như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim…

Bệnh cao huyết áp: nếu trường hợp huyết áp tăng quá cao trong một thời gian nào  đó có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và làm tổn thương các động mạch vành.

Béo phì: trọng lượng cơ thể ở mức thừa cân thì có thể sẽ gây ra bệnh tiểu đường, các triệu chứng cao huyết áp và làm gia tăng nguy cơ gây bệnh thiếu máu cơ tim.

Lối sống tĩnh tại, lười vận động: Thiếu hoạt động thể chất, lười luyện tập thể dục thao tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.

Vận động gắng sức, tâm lý căng thẳng, nhiệt độ quá lạnh, sử dụng cocain cũng có thể là các yếu tố gây ra bệnh mà người bệnh không nên quá chủ quan.

Xem thêm các bài viết liên quan

2. Triệu  chứng bệnh thiếu máu cơ tim

Thông thường, triệu chứng thiếu máu cơ tim cục bộ sẽ là các cơn đau ngực xuất hiện đột ngột. Tuy nhiên có những người lại không thấy và nhận biết được những cơn đau đó. Cụ thể các biểu hiện của bệnh như:

  • Cơn đau thắt ngực có cảm giác đau như bóp nghẹt, đau như bị vật gì đó đè nặng, sau xương ức, lan lên cằm, lên vai trái và lan xuống cánh tay.
  • Các cơn đau càng xuất hiện nhiều hơn sau khi bạn gắng sức và kéo dài trong khoảng 3 – 10 phút. Người bệnh có thể thấy kèm theo cảm giác hồi hộp lo âu, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực và choáng váng…
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Khi cơ thể vận động thì sẽ gặp phải tình trạng khó thở.
  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi và kèm theo các triệu chứng đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi.
  • Tính chất và tần suất đau của các cơn đau thắt ngực của mỗi người sẽ không giống nhau do mức độ bệnh khác nhau.
  • Một vài bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ để được giải đáp chính xác và cụ thể.
trieu-chung-thieu-mau-co-tim
Các triệu chứng thiếu máu cơ tim xuất hiện nếu không điều trị sớm có gây ra nguy hiểm không?

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Trong trường hợp không được phát hiện sớm và điều trị tốt sẽ trở nên nguy hiểm và tiềm ẩn những biến chứng liên quan đến tim mạch như loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, và nhiều các triệu chứng rối loạn nhịp tim khác. Có những biến chứng nguy hiểm gây ra tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Do đo để đảm bảo các biến chứng khó có thể xảy ra, hãy cho người thân biết hoặc đến các  cơ sở y tế gần nhất ngay khi có các dấu hiệu thiếu máu cơ tim hoặc xuất hiện các cơn đau ngực trái kéo dài hơn 5 phút mà tình trạng không thấy được thuyên giảm. Đặc biệt cần chú ý nhiều hơn đối với những người đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc tắc hẹp mạch vành.

3. Những kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

Kỹ thuật chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và những triệu chứng của nhồi máu cơ tim để chỉ định người bệnh sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán bệnh khác nhau. Cụ thể như:

Điện tâm đồ: đây là một xét nghiệm phổ biến được sử dụng để phát hiện các vấn đề và theo dõi tình trạng của tim giúp kiểm tra nhịp tim, lưu lượng máu đến cơ tim, chẩn đoán các cơn đau tim hoặc những vấn đề bất thường khác về tim.

Điện tâm đồ gắng sức: kỹ thuật này sẽ thực hiện bằng cách cho bệnh nhân đi bộ trên thảm lăn hoặc máy đạp xe tại chỗ có gắn thêm thiết bị đo nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Qua đó sẽ thấy mức độ hoạt động của tim trong quá trình vận động thể lực để nhằm phát hiện ra những bệnh lý rối loạn tim.

Cắt lớp vi tính đa dãy: sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc đối quang i-ốt để làm hiện hình hệ thống động mạch vành, cấu trúc buồng tim và van tim trên hình ảnh cắt lớp. 

Chụp động mạch vành qua da: là biện pháp xâm lấn, kĩ thuật cao. Ống thông sẽ được đưa qua đường mạch máu đến chụp các động mạch vành.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định để thực hiện các xét nghiệm khác như: xét nghiệm men tim, xét nghiệm Cholesterol, Triglycerid, LDL-C, HDL-C, glucose, HbA1C, chức năng gan, thận,.. để chẩn đoán các bệnh và các yếu tố nguy cơ kèm theo.

trieu-chung-thieu-mau-co-tim
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh tuy nhiên phải đầy đủ dinh dưỡng để tốt người bị thiếu máu cơ tim

Biện pháp điều trị bệnh

Hiện nay, các triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim thường được điều trị bằng các biện pháp điều trị nội khoa, tái thống mạch vành bằng can thiệp, phẫu thuật…

Điều trị nội khoa

  • Các loại thuốc chính thường được sử dụng để điều trị thiếu máu cơ tim là thuốc nhóm Nitrat và Betaloc, có tác dụng giãn mạch, làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm các cơn đau thắt ngực, nhóm Statin, nhóm thuốc chống huyết khối, nhóm thuốc giãn mạch nhanh và các thuốc hạ đường huyết phù hợp.
  • Tuy nhiên loại thuốc nào cũng có thể gây ra các tác dụng  phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có các chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa.

Can thiệp hoặc phẫu thuật tim mạch

Trường hợp không đạt được hiệu quả trong quá trình điều trị bằng phương pháp nội khoa thì sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng phương pháp can thiệp ngoại khoa như: Nong và đặt Stent động mạch, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và sử dụng các phương pháp điều trị cơ học hiện dùng kỹ thuật hiện đại tiên tiến khác.

  • Phương pháp nong và đặt Stent: là một trong những phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất để chống lại tắc nghẽn mạch vành, ổn định sức khỏe, ngăn ngừa tái tắc hẹp và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Phương pháp được sử dụng cho  bệnh nhân thiếu máu cơ tim tiến triển ở giai đoạn nặng, cấp tính. Thực hiện bằng cách phẫu thuật tim hở và sử dụng một đoạn mạch từ một bộ phận khác trong cơ thể để tạo ra một cành ghép, cho phép máu lưu thông xung quanh động mạch vành bị tắc nghẽn.

Bên cạnh đó để điều trị thiếu máu cơ tim cũng cần phải có sự kết hợp với việc thay đổi lối sống nhằm giảm hạn chế tới mức tối đa các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh như:

  • Xây dụng lối sống lành mạnh, hạn chế tối đa các tâm lý gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như căng thẳng, xúc động, stress và nghỉ ngơi nhiều.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, caffein...
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: tăng cường nhiều rau xanh, quả tươi và nên điều trị tốt bệnh rối loạn mỡ máu, tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol (như đồ ăn chiên xào, mỡ động vật…).
  • Thường xuyên theo dõi các chỉ số đường huyết và huyết áp, ăn hạn chế muối, đường để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
  • Tăng cường vận động: Chọn lựa những bài tập thể dục nhẹ nhàng không cần quá gắng sức như đi bộ, bơi lội. Duy trì ít nhất 30 phút/ ngày và 5 ngày/ tuần để giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Những thông tin cũng như các triệu chứng nhận biết  bệnh thiếu máu cơ tim đã được  cung cấp đầy đủ ở trên.  Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì thì hãy hỏi trực tiếp ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa. Tốt nhất để đảm bảo quá trình không xảy ra các biến chứng nguy hiểm thì ngay khi có cơn đau ngực trái trong một thời gian người bệnh nên đến ngay thăm khám tại các cơ sở y tế để có phương án điều trị kịp thời.