Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thực phẩm dành cho người bị bệnh tiểu đường: Ăn gì và kiêng gì


Nếu biết lựa chọn và sử dụng đúng loại, ăn điều độ các loại thực phẩm thì có thể đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường sẽ được giảm xuống hoặc luôn giữ ở mức ổn định. Vậy thực phẩm dành cho người bị bệnh tiểu đường bao gồm những gì và như thể nào? Mời bạn đọc  cùng xem câu trả lời dưới bài viết!

1. Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường - một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, mỡ, protein khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, bệnh này hiện nay ngày càng gia tăng về số lượng người nhiễm bệnh.

Hiện vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh đái tháo đường nhưng theo các chuyên gia là giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội cho biết những yếu tố là nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Độ tuổi: Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên xảy ra ở người lớn trên 40 tuổi chiếm khoảng 90% tổng số ca mắc bệnh.
  • Di truyền: Đái tháo đường là một căn bệnh có thể di truyền. Nếu gia đình đã có người mắc đái tháo đường thì bạn nên đi kiểm tra sớm để có các biện pháp điều trị hoặc phòng ngừa. Vì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ là rất cao.
  • Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu khiến cho tuyến tụy cũng bị suy giảm chức năng và sản xuất được ít Insulin do bạch cầu tấn công tế bào beta.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh sử dụng quá nhiều các thực phẩm giàu calo, nhiều đường mà ít ăn chất xơ của rau củ, hoa quả tươi và còn thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia, cà phê.. cũng là nguyên nhân  dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Thừa cân, béo phì: Lượng insulin sản sinh ra không đủ để duy trì đường huyết ở người béo. Chính vì vậy, tế bào gan tăng sản xuất glucose, trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết. Tuy nhiên sẽ đến một thời điểm nào đó lượng insulin không đủ sức để chống chế đường huyết thì lúc này sẽ là cơ hội cho bệnh đái tháo đường diễn ra và bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của bệnh đái tháo đường.
thuc-an-danh-cho-benh-nhan-bi-tieu-duong
Tìm hiểu chung  những kiến thức về bệnh tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết của bệnh đái tháo đường

Căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây để nhận biết bệnh đái tháo đường và kịp thời điều trị khi bệnh còn chưa xảy ra biến chứng:

Suy giảm thị lực

Các mao mạch ở đáy mắt sẽ bị ảnh hưởng do lượng đường trong máu cao, điều này làm giảm thị lực của người bệnh ngay cả khi trước đó không hề gặp các vấn đề về mắt.

Giảm cân nhanh chóng và không rõ nguyên nhân

Triệu chứng này là do cơ thể bị thiếu hụt glucose vì phần lớn lượng đường đã bị mất và ra ngoài theo nước tiểu.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Khi bị đái tháo đường người bệnh sẽ đi tiểu nhiều hơn những người bình thường. Đó là do lượng đường dư thừa trong cơ thể khiến cho cơ thể muốn loại bỏ ra ngoài nên thúc đẩy thận phải hoạt động nhiều.

Khát nước nhiều

Người bệnh uống nước liên tục mà vẫn thấy khát. Cơ thể người bệnh sẽ tự động tách phần nước có trong tế bào và bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường dư thừa khi lượng đường trong máu tăng cao. Chính điều này khiến cho cơ thể bạn lúc nào cũng thấy khát nước.

Cơ thể mệt mỏi, ăn liên tục

Nhu cầu nạp năng lượng để bù lại phần năng lượng bị mất là rất cần thiết khi cơ thể không hấp thu đủ lượng đường cần thiết trong máu. Khi đói mà chưa thể ăn được ngay khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.

Xem thêm các bài viết liên quan

thuc-an-danh-cho-benh-nhan-bi-tieu-duong
Thức ăn dành cho người bị  bệnh tiểu đường bao gồm những gì?

2. Dinh dưỡng dành cho người bị tiểu đường

Các thực phẩm dành cho người bị tiểu đường

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh đái tháo đường, nhưng có những phương pháp ngăn ngừa các triệu chứng và phòng tránh biến chứng có thể xảy ra hay nói cách khác là các món ăn dành cho người  bệnh tiểu đường như:

  • Sử dụng đa dạng các thực phẩm cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Thay đổi thực đơn trong mỗi bữa ăn thường xuyên để người bệnh ăn ngon miệng hơn và tránh nhàm chán khi ăn. Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. 
  • Bổ sung nhiều chất xơ vào trong bữa ăn để giúp tăng cường thêm vitamin, chất khoáng, axit amin có sẵn trong các loại rau, hoa quả tươi giúp tăng cường sức đề kháng để "chống chọi và chiến đấu" với bệnh đái tháo đường. Tăng cường ăn trái cây tươi và không nên cho thêm kèm hay sữa vào ăn kèm, đặc biệt không nên ăn những loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
  • Ăn những thực phẩm phẩm thuộc nhóm đường bột:  Một số những thực phẩm tiêu biểu cho nhóm này như: ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ nguyên cám, rau củ.. Tuy nhiên nếu dùng các thực phẩm ở loại này thì nên hạn chế cơm lại.  Một số món ăn cho người bị tiểu đường ở trong nhóm này như: gạo lứt, hạt diêm mạch, bánh mid ngũ cốc nguyên hạt, mì từ ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt ăn liền như yến mạch..
  • Nhóm chất béo, giàu đạm: dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá… là những thực phẩm có chất béo không bão hòa và được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Một số món ăn cho người bị tiểu đường ở trong nhóm này như: cá béo (cá hồi, cá trích..), cá ngừ ngâm hộp, gà tây, gà ta không da, các loại đậu và cây họ đậu, sữa chua tách béo không đường, hạt tươi không muối như hạnh nhân, óc chó, trứng, đậu phụ…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: có những loại sữa sẽ được dành riêng cho nhóm đối tượng mắc bệnh tiểu đường. Hãy chọn các sản phẩm từ sữa tách béo mỗi khi có thể để cắt giảm lượng calo cũng như chất béo bão hòa như: sữa chua tách béo không đường, phô mai tách béo dạng đặc ít muối, sữa chua uống lên men tách béo, không đường.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Nên duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, ăn đủ no. Đường huyết sẽ rất khó để kiểm soát nếu người bệnh quá no hoặc quá đói.
  • Bên cạnh đó người bệnh cũng nên duy trì luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp cho người bệnh sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp và tăng sự trao đổi chất cơ bản cũng như cải thiện hiệu quả của insulin, nhờ đó tác động tới việc chỉ số đường huyết khó tăng cao, giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu. Theo nhiều nghiên cứu thì vận động sau bữa ăn sẽ có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng lượng đương và kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Những thức ăn người bị tiểu đường không nên ăn

Bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính nên mọi người cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập để góp phần làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đặc biệt nên tránh:

Gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng… các loại thực phẩm đó cần hạn chế tới mức tối đa.

Không sử dụng thịt mỡ, phủ tạng động vật, da của da cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại nước ngọt có gas cho bệnh nhân bị tiểu đường.

  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Không nên ăn quá no hoặc quá đói.

Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe cho bệnh nhân bị tiểu đường.

Hy vọng với những thông tin về chế độ ăn và các thực phẩm dành cho người bị bệnh tiểu đường ở trên sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định nhất và tránh được các biến chứng không đáng có. Nếu có thắc mắc gì bạn có thể hỏi những bác sĩ giàu kinh nghiệm để được giải đáp và làm rõ.