Bị hôi miệng là bệnh gì? Nguyên nhân bệnh hôi miệng? Bệnh hôi miệng có chữa được không?... Có nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh bệnh hôi miệng. Để giải đáp các thông tin đó cho bạn đọc nên chúng tôi đã chia sẻ đầy đủ dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng tham khảo và theo dõi.
Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi và xuất phát từ trong khoang miệng.
Đây là một căn bệnh chiếm đến 40% dân số, bệnh không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại khiến cho người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng
Việc tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp người bệnh tìm ra cách khắc phục được tình trạng này. Một số nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh bao gồm:
- Khô miệng: việc khô miệng hình thành là do sự suy giảm cơ chế chải rửa bắt nguồn từ sự giảm lưu lượng nước bọt. Hoặc cũng có thể do sự mất nước hay các tác dụng phụ của một vài loại thuốc như thuống chống suy nhược… Khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng.
- Do đồ ăn, thức uống: Hóa chất trong thức ăn có thể đi vào dòng mau đó đưa vào phổi. Có thể thấy những người ăn tỏi, hành, thức uống có cồn thì trong hơi thở sẽ có những mùi này.
- Hút thuốc: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng vì khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của hơi thở sẽ theo khói thuốc và bay ra ngoài. Ngoài ra việc này cũng làm tăng nguy cơ, bệnh nướu tiến triển.
- Mắc các bệnh lý khác: Một vài bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng như: viêm xoang hay các vật lạ kẹt trong lỗ mũi, POLYP mũi. Ở trường hợp này khi tình trạng nghiêm trọng hơn có thể mùi hôi sẽ xuất hiện ở mũi. Bên cạnh đó các bệnh về răng miệng như nha chu, nướu, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant… cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng.
- Việc vệ sinh răng miệng không sạch hoặc do nhiễm nấm Candida.
- Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc: Các loại thuốc có thể gây hôi miệng như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine;
- Các vấn đề về dạ dày và ruột: Khi mắc các vấn đề về đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thì hôi miệng sẽ là biểu hiện nhận biết của bệnh.
- Do sự phân hủy mỡ trong cơ thể khi mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận cũng là yếu tố làm gia tăng tình trạng hôi miệng ở người bình thường.
- Người bệnh mắc hội chứng cá ươn: Đây là một hội chứng di truyển tuy nhiên khá hiếm gặp. Bệnh này làm cơ thể và hơi thở có mùi đặc biệt giống như mùi cá.
2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hôi miệng
Một vài đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh hôi miệng cao hơn người bình thường, cụ thể:
- Người thường xuyên hút nhiều thuốc lá.
- Thường xuyên ăn nhiều tỏi, hành, thức ăn nhiều đạm, chất béo, gia vị…
- Trường hợp vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Hôi miệng trong quá trình mang thai: do trong thời kỳ đầu khi mang thai, phụ nữ bị nôn ọe nhiều gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày và đồng thời làm gia tăng lượng axit trong khoang miệng gây hôi miệng nếu không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ. Hoặc cũng do nguyên nhân thay đổi nội tiết tố dẫn đến viêm nướu và gây ra hôi miệng.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Thuốc Eugica Xanh có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao?
- Thuốc Benzoyl Peroxide có thực sự giải quyết được các vấn đề về mụn không?
- Thuốc Jex Max phòng ngừa và cải thiện các bệnh về xương khớp
- Thuốc Loperamide chữa tiêu chảy dùng thế nào cho đúng?
3. Bệnh hôi miệng và cách chữa trị
Hôi miệng sẽ là rào cản lớn trong vấn đề giao tiếp. Các giảng viên khoa Dược, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ cách chữa trị hôi miệng tạm thời bằng các nguyên liệu phổ biến dễ kiếm như:
Uống trà xanh
Trà xanh có các thành phần giúp ngăn ngừa viêm nướu, trị hôi miệng và chống oxi hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa tối đa các vi khuẩn gây hôi miệng.
Đây cũng là một nguyên liệu dễ kiếm và sử dụng thì đơn giản. Đun sôi nước lá trà xanh và sau đó để nguội, súc miệng hằng ngày sau các bữa ăn. Duy trì thực hiện trong một thời gian và mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần thì các triệu chứng hôi miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Dùng muối
Chỉ cần dùng nước muối pha loãng để súc miệng hàng ngày cũng giúp sát trùng vi khuẩn cực tốt. Người dùng có thể tự pha nước muối và dùng hàng ngày hoặc cũng có thể mua nước muối sinh lý ở các cửa hàng thuốc.
Quả chanh
Có rất nhiều cách dùng vỏ chanh để trị hôi miệng như:
Chọn lựa những quả chanh tươi, rửa sạch. Tiếp đó gọt lấy vỏ và nhai thật kỹ. Thực hiện vài lần/ ngày.
Sử dụng nước cốt chanh kèm với muối trắng. Dùng để chải răng và mặt lưỡi thật kỹ để chữa bệnh hôi miệng.
Chữa hôi miệng bằng lá ổi
Lá ổi có các thành phần như: tannin, oxalic, phosphoric…. Các hợp chất này có tác dụng kháng viêm, đánh bật tận gốc mọi vi khuẩn gây mùi và ngăn chặn chúng quay trở lại.
Có nhiều cách để sử dụng lá ổi trong chữa bệnh hôi miệng như:
Nhai trực tiếp: dùng 3 – 5 lá ổi non rửa sạch và nhai trong khoảng 5 phút. Sau đó nhổ ra mà súc miệng thật kỹ bằng nước sạch để loại bỏ những vụn lá ổi còn sót lại trong miệng.
Lấy lá ổi làm nước súc miệng: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá ổi non, rửa sạch và vò nát. Tiếp tục cho vào nồi và đun đến khi sôi. Để nguội và lọc bã ra lấy nước đó để súc miệng. Sử dụng thường xuyên 3 lần/ ngày.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ
Đây sẽ là một cách đơn giản nhưng sẽ hạn chế tốt các nguyên nhân gây ra hôi miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và duy trì súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Lượng thực phẩm dư thừa trong khoang miệng sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn tồn tại và phát triển do đó bạn cần uống nước sau khi ăn.
Chữa hôi miệng với lá bạc hà
Mùi bạc hà được sử dụng rất nhiều khi sản xuất kẹo cao su, tinh dầu, gel thơm… Sở dĩ như vậy vì trong lá bạc hà có chứa nhiều tinh dầu thơm. Có thể thực hiện theo 2 cách sau:
+ Nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc giã thành nước cốt để dùng dần.
+ Pha nước cốt bạc hà và nước lọc theo tỉ lệ 1:3 và súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày.
Một số cách chữa hôi miệng tạm thời như sử dụng kẹo cao su hoặc nước súc miệng, dung dịch xịt thơm miệng sau khi hút thuốc lá, ăn hành tỏi.
Đối với những bệnh nhân bị hôi miệng do một số bệnh lý thì không còn cách khác ngoài việc điều trị dứt điểm những căn bệnh đó. Cần tham khảo một số ý kiến từ các bác sĩ để có phương pháp chữa phù hợp nhất.
Nếu người bệnh có ý định sử dụng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng hôi miệng thì nên tham khảo ý kiến của những người có năng lực chuyên môn để được chỉ định đúng.
4. Cách phòng ngừa bệnh hôi miệng
Uống nhiều nước và súc miệng thường xuyên: Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ có lợi cho sức khỏe và các vấn đề về răng miệng mà bạn đang gặp phải. Đặc biệt tốt với những người thường xuyên bị khô miệng. Sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng có bán ở các hiệu thuốc để đem lại hiệu quả tốt hơn. Khi súc miệng nên ngậm từ 1 – 2 phút để nước có tác dụng triệt để nhất. Sử dụng chỉ nha khoa, dụng cụ cạo lưỡi và nước súc miệng để hạn chế việc hình thành mảng bám.
Cần có chế độ ăn uống hợp lý: Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế sử dụng những loại như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng…Đồ ngọt hay các thức ăn có đường và tinh bột, chỉ nên ăn vừa phải và đúng cách. Hạn chế đồ uống có cồn như bia, rượu.
Khám nha khoa định kỳ: Kể cả khi không mắc các bệnh lý về răng miệng thì bạn cũng nên đi khám răng 6 tháng/ lần. Khám định kỳ sẽ giúp bạn phòng và phát hiện sớm các bệnh về răng miệng để điều trị sớm.
Một vài cách chữa bệnh hôi miệng tại nhà cũng đã được chúng tôi chia sẻ đầy đủ ở trên. Hy vọng những thông tin đó sẽ giúp đỡ bạn thoát khỏi tình trạng tự ti vì mắc bệnh hôi miệng khi giao tiếp với những người xung quanh.