Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Loperamide chữa tiêu chảy dùng thế nào cho đúng?


Tiêu chảy là tình trạng dễ gặp ở mọi lứa tuổi và các bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng Loperamide để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng. Vậy thuốc Loperamide điều trị tiêu chảy có cách sử dụng như thế nào? Tương tác với các loại thuốc? Người dùng cần phải lưu ý gì trong khi sử dụng?... Tất cả sẽ  được chia sẻ đầy đủ dưới bài viết!

Thuốc Loperamide thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Dạng bào chế: dung dịch uống, viên nén, viên nang cứng.

Thành phần:  Loperamide hydrochloride.

1. Công dụng của thuốc Loperamide

Thuốc Loperamide hoạt động bằng cách làm giảm nhu động ruột từ đó làm giảm số lần đi ngoài và làm cho phân ít nước nên thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy đột ngột.

Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm giảm lượng bài tiết ở những bệnh nhân đã trải qua thủ thuật mở thông ruột hồi.

Loperamide còn được chỉ định điều trị cho người mắc tình trạng  tiêu chảy trong khi bị viêm ruột thừa.

Tuy nhiên cần lưu ý thuốc chỉ điều trị các triệu chứng không phải điều trị nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Do đó việc điều trị các triệu chứng khác và nguyên nhân gây ra tiêu chảy nên được tham khảo bới các bác sĩ, dược sĩ.

thuoc-Loperamide
Thuốc Loperamide có tác dụng trong điều trị các triệu chứng tiêu chảy

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Loperamide

Hướng dẫn sử dụng

Đọc kỹ những thông tin của nhà sản xuất in trên nhãn dán của thuốc.

Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau,  nên người bệnh cần dùng đúng theo dạng mà thầy thuốc chỉ định dùng. Vì tùy thuộc theo cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà dùng từng dạng khác nhau.

Để quá trình dùng thuốc đạt hiệu quả cao nhất nên sử dụng ngay sau mỗi lần đi phân lỏng.

Hãy uống thuốc khi bụng rỗng và nhai kỹ các dạng viên nén nhai trước khi nuốt.

Không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi hoặc trẻ em dưới 6 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Khi bị tiêu chảy bạn sẽ bị mất nước nên cần có biện pháp bù nước bằng cách uống nước hoặc các chất điện giải… ăn nhạt trong tình trạng này để giảm kích ứng dạ dày, ruột.

Nếu tình trạng tiêu chảy không được cải thiện sau 2 ngày hoặc có thêm các triệu chứng mới và diễn biến bệnh xấu đi thì nên thông báo cho các bác sĩ biết để có những xử lý hoặc thay đổi liều lượng cho phù hợp hơn.

>> Xem thêm các bài viết liên quan

Liều dùng dành cho người lớn

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp tính

* Thuốc dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng

  • Sử dụng liều điều trị ban đầu: Uống 4mg thuốc ngay sau lần đi phân lỏng đầu tiên.
  • Sử dụng liều điều trị duy trì: Uống 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng. Liều lượng tối đa không vượt quá 16 mg trong 1 ngày. Hiệu quả của thuốc sẽ được cải thiện trong vòng 3 ngày.

* Thuốc dạng viên nhai

  • Sử dụng liều điều trị khởi đầu: Uống 4mg thuốc ngay sau lần đi phân lỏng đầu tiên.
  • Sử dụng liều duy trì: Uống 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng. Liều lượng tối đa không vượt quá 8 mg trong 1 ngày.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị tiêu chảy mãn tĩnh

* Thuốc dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng

  • Sử dụng liều khởi đầu: Uống 4mg thuốc/ lần và kèm theo 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 16mg trong vòng 24 giờ.
  • Sử dụng liều duy trì: Mỗi ngày dùng 4 – 8 mg. Tình trạng sẽ được  cải thiện trong vòng 10 ngày.
thuoc-Loperamide
Trong suốt quá trình bị tiêu chảy hãy uống thật nhiều nước hoặc các chất khoáng như điện giải

Liều dùng dành cho trẻ em

Dùng trong trường hợp điều trị cho người mắc bệnh tiêu chảy cấp tính

* Thuốc dạng lỏng

Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: 

  • Sử dụng  liều  khởi đầu: Dùng 1mg/ ngày, chia làm 3 lần uống trong ngày đầu tiên.
  • Sử dụng liều duy trì: Dùng 0,1 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ liều sau mỗi lần đi phân lỏng. Tuy nhiên không được vượt quá liều lượng đầu tiên.

Trẻ em từ 6 – 8 tuổi:

* Dùng dạng viên  nén, viên nang, dạng lỏng

  • Sử dụng liều khởi đầu: Uống 2mg/ ngày, chia làm 2  lần uống trong ngày đầu tiên.
  • Sử dụng liều duy trì: Uống 0,1 mg/ kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi phân lỏng. Tuy nhiên không vượt quá liều lượng ban đầu/

* Dạng viên nén nhai

  • Sử dụng liều khởi đầu: Uống 2mg/ ngày, chia làm 2  lần uống trong ngày đầu tiên.
  • Sử dụng liều duy trì: Dùng 1mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng. Tuy nhiên không vượt quá 4mg trong 24 giờ/

Trẻ em từ 8 – 12 tuổi

* Thuốc dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng

  • Sử dụng liều khởi đầu: Dùng 2mg/ ngày, chia làm 3 lần uống trong ngày đầu tiên.
  • Sử dụng liều duy trì: Dùng 0,1 mg/ kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi phân lỏng. Tuy nhiên không vượt quá liều lượng ban đầu.

* Dạng viên nén nhai

  • Sử dụng liều khởi đầu: Dùng 2mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên.
  • Sử dụng liều duy trì: Dùng 1mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng. Tuy nhiên không vượt quá 4mg trong 24 giờ.

Trẻ em từ 12 – 18 tuổi

* Thuốc dạng viên nén, viên nén nhai, viên nang, dạng lỏng

  • Sử dụng liều khởi đầu: Dùng 4mg sau  lần đi phân lỏng đầu tiên.
  • Sử dụng liều duy trì: : Dùng 2mg sau lần đi phân lỏng tiếp theo, tuy nhiên không vượt quá 8mg trong vòng 1 ngày.

Dùng trong trường hợp điều trị cho trẻ bị tiêu chảy mãn tính

  • Ở trường hợp này hiện nhà sản xuất chưa có công bố về liều lượng an toàn cho trẻ. Nếu các bậc phụ huynh muốn dùng thuốc điều trị cho trẻ thì nên tham khảo ý kiến của những người có năng lực chuyên môn.

3. Tác dụng phụ của thuốc Loperamide

Thuốc Loperamide giống như những loại thuốc khác, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, cụ thể như:

  • Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, chóng mặt.
  • Trên da có thể sẽ bị phát ban hoặc ngứa nhẹ.
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, ăn không ngon miệng.
  • Tiêu chảy ra nước hoặc có máu.
  • Tình trạng tiêu chảy ngày càng diễn biến xấu đi.
  • Mặt hoặc lưỡi bị sưng, phát ban đỏ hoặc tím ngày càng lan rộng các vị trí khác nhau của cơ thể,

Có những tác dụng phụ nguy hiểm do thuốc Loperamide  gây ra, tuy nhiên không phải ai cũng có thể mắc phải. Hãy thường xuyên theo dõi các biểu hiện lạ của cơ thể và hãy đến các cơ sở y tế gần nhất nếu triệu chứng nghiêm trọng để có phương án xử lý kịp thời.

4. Tương tác thuốc

- Loperamide có thể gây tương tác với một số loại thuốc khác nếu sử dụng chung. Sự tương tác này có thể làm tăng hoặc giảm khả năng hoạt động của một số loại thuốc khác. Hoặc làm gia tăng mức độ ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác với Loperamide  bao gồm:

  • Eliglustat;
  • Lomitapide;
  • Nilotinib;
  • Saquinavir;
  • Simeprevir;
  • Tocophersolan;
  • Gemfibrozil;

Có những loại thuốc khác sẽ xảy ra tương tác với thuốc Loperamide. Hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ để có nhiều thông tin hơn về vấn đề này.

- Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe của người bệnh hoặc những thực phẩm người bệnh sử dụng cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hay cũng có thể làm gia tăng những tác dụng phụ khác, đặc biệt:

  • Bệnh nhân bị viêm đại tràng nặng.
  • Trường hợp mắc bệnh gan.
  • Người bệnh bị tình trạng kiết lỵ trước đó.
thuoc-Loperamide
Thuốc Loperamide 2mg

5. Những thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Loperamide

Một vài điều người dùng cần lưu ý bao gồm:

  • Thuốc có thể gây  buồn ngủ nên những người thường xuyên phải lái xe hoặc vân hành máy móc cần cân nhắc thời gian dùng thuốc để tránh gây ra các nguy hiểm không đáng có.
  • Ngưng điều trị bằng thuốc ngay khi có các hiện tượng trương phồng bụng hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường khác ở người bệnh.
  • Thuốc Loperamide có dùng được cho bà bầu, tuy nhiên do cơ địa của từng người sẽ khác nhau do đó nên tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng.
  • Bảo quản thuốc khi không sử dụng nên để trong hộp kín với nhiệt độ phòng và không được để ở những nơi ẩm ướt. Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân có chức năng gan bị suy giảm.
  • Người bị viêm loét đại tràng cấp hoặc viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh phổ rộng.

Theo Cao Đẳng Điều Dưỡng Đa Khoa khi bị bệnh tiêu chảy làm phiền nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, uống nhiều nước và hạn chế hoạt động thể chất khi bị tiêu chảy vì hoạt động mạnh có thể làm tăng nguy cơ mất nước. Lưu ý nếu đã dùng các biện pháp để hạn chế tình trạng tiêu chảy, tuy nhiên các triệu chứng không được cải thiện và đã kéo dài hơn 3 ngày kèm theo đau bụng và sốt cao thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đối với trẻ em, nếu tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu thuyên giảm sau 24 giờ cũng cần đến gặp bác sĩ, đặc biệt khi trẻ có các biểu hiện mất nước như khô miệng, tiểu ít, khóc không ra nước mắt hoặc đi phân màu đen hay có máu.

Hy vọng những thông tin trên liên quan đến thuốc Loperamide: Công dụng. liều dùng và cách sử dụng, tác dụng  phụ, tương tác thuốc... sẽ giúp ích nhiều cho bạn và những người thân. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho những lời khuyên của các bác sĩ.