Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các cách chữa sỏi mật hiệu quả và dễ thực hiện


Bệnh sỏi mật thường có các triệu chứng đau thượng vị, đầy bụng, nôn.. rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó người bệnh cần nắm rõ những thông tin về bệnh như: nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, các cách chữa bệnh sỏi mật để tránh các biến chứng  có thể xảy ra.

Sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn chắc của các thành phần có trong túi dịch  mật và có  thể hình thành ở nhiều vị trí .khác nhau trong hệ thống dẫn mật như sỏi túi mật, sỏi ống mật trong gan…

1. Nguyên nhân hình thành sỏi mật

Sỏi mật được hình thành do mất sự cân bằng các thành phần có trong dịch mật và với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể như:

  • Do trọng lượng cơ thể người bệnh quá lớn, béo phì gây rối loạn mỡ máu.
  • Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo và ít chất xơ hoặc rau xanh.
  • Người bệnh ít vận động làm cho dịch mật bị ứ trệ tạo môi trường thuận lợi cho cholesterol kết tủa gây ra sỏi mật.
  • Sử dụng các loại thuốc tránh thai trong thời gian dài làm tăng hormone estrogen từ đó làm tăng đào thải cholesterol trong mật.
  • Quá lạm dụng thuốc hạ mỡ máu.
  • Bên cạnh đó bệnh còn có thể do nguyên nhân các bệnh lý gây ra như các bệnh về máu (Gây phá hủy hồng cầu và làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật - yếu tố chính hình thành nên sỏi mật ở nhiều bệnh nhân), bệnh tiểu đường.
  • Ngoài các nguyên nhân kể trên thì yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh. Căng thẳng, lo âu về công việc, học hành dồn nén trong thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý khiến dịch mật tiết ra kém chất lượng.
chua-soi-mat
Có những dấu hiệu nào để nhận biết bệnh sỏi mật?

2. Triệu chứng nhận biết bệnh sỏi mật

Tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa từng người mà các triệu chứng nhận biết cũng khác nhau, cụ thể như:

  • Đau ở hạ sườn phải: Cơn đau sẽ xảy ra ở vị trí góc sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Mức độ đau nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào vị trí sỏi xuất hiện.
  • Sốt, thân nhiệt tăng cao: sốt, cảm lạnh là những dấu hiệu  xảy ra do nhiễm trùng đường mật hoặc viêm túi mật. Sốt có thể cao trên 38 độ C và kèm theo các triệu chứng như ớn lạnh và thường xuyên vã mồ hôi.
  • Rối loạn tiêu hóa: sợ đồ dầu mỡ, ợ chua, ăn không ngon miệng, đầy bụng, ăn không tiêu… đó là những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do  sỏi mật gây ra tuy nhiên người bệnh sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
  • Vàng da: mức độ phát triển của sỏi mật sẽ khác với mức độ vàng da.  Triệu chứng này còn có thể kèm theo hiện tượng ngứa ngáy, đi ngoài ra máu.

3. Kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh

Kỹ thuật chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng phương pháp siêu âm để chẩn đoán và tìm ra sỏi mật ở vị trí nào.

Trong trường hợp siêu âm không cho thấy kết quả rõ nét thì sẽ sử dụng một vài phương pháp khác như: HIDA, ERCP hoặc MRI. Đặc biệt trong phương pháp ERCP, các sỏi túi mật sẽ được loại bỏ trong quá trình chẩn đoán.

chua-soi-mat
Có các loại thuốc nào được chỉ định dùng trong điều trị sỏi mật?

Phương pháp điều trị bệnh

- Sử dụng thuốc để làm giảm đau và tan dần sỏi, một số những loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay như:

  • Thuốc giảm đau: Papaverin, visceralgine… giúp giãn cơ trơn và làm giảm co thắt đường mật.
  • Thuốc kháng sinh: Aminosid, quinolon… làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn do sỏi mật gây ra.
  • Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm do biến chứng của bệnh.
  • Thuốc tan sỏi: Ursodeoxycholic acid, chenodeoxycholic acid… giúp bào mòn sỏi mật bằng cách hòa tan lượng cholesterol dư thừa trong dịch mật đồng thời ức chế sản xuất cholesterol ở gan.

- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc lấy sỏi mật: Thường sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ túi mật. Ở phương pháp này sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh. Tuy nhiên người bệnh khi phẫu thuật sẽ phải đối đầu với nhiều nguy hiểm. Người bệnh nên cân nhắc thật kỹ và chọn lựa phương pháp phù hợp.

Xem thêm các bài viết liên quan

4. Chữa sỏi mật bằng các phương pháp dân gian

Nếu mức độ sỏi  thận chưa quá nghiêm trọng thì không cần sự can thiệp của các phương pháp kỹ thuật hiện đại mà người bệnh có thể tham khảo một vài phương pháp dân gian như:

Chữa sỏi mật bằng quả dứa

- Quả dứa có vị ngọt, tính bình, sinh tân dịch, cải thiện tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu sỏi, tán ứ, chủ trị tình trạng sỏi tiết niệu..

- Cách dùng dứa để chữa bệnh sỏi mật có thể thực hiện như sau:

  • Chữa sỏi mật bằng cách nướng dứa: Cần chuẩn bị một quả dứa gần chín và một ít phèn chua. Dùng dao nhọn moi hết lõi dứa ra và nhét phèn chua vào đó. Lấy phần lõi vừa moi ra nhét kín lõi dứa lại như cũ. Mang dứa đi nướng cả quả cho đến khi thấy phần dứa ở bệnh ngoài cháy xém thì thôi. Bạn mang đi xay hoặc ép nước để uống. Mỗi ngày duy trì uống 1 quả và trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện.
  • Chữa sỏi mật bằng cách hấp dứa: Cần chuẩn bị một quả dứa gần chín và một ít phèn chua. Vẫn tiếp tục lấy lõi và thực hiện như cách nướng dứa. Nhưng ở cách này thay việc nướng dứa thì bạn sẽ hấp dứa. Cho quả dứa vào trong nồi hấp trong khoảng 1 tiếng và sau đó ép lấy nước uống. Uống sau  khi ăn sáng khoảng 30  phút. Mỗi ngày duy trì uống 1 quả và trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện.
chua-soi-mat
Sử dụng quả sung để chữa bệnh sỏi mật

Chữa sỏi mật bằng quả sung

- Quả sung ngoài làm món ăn dân dã hàng ngày thì còn là một vị thuốc. Qủa sung có vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, nhuận tràng.. bên cạnh đó sung còn giúp tan sỏi mà không cần phẫu thuật và ngăn ngừa bệnh tái phát.

- Cách thực hiện như sau:

  • Chọn những trái sung không quá non nhưng cũng không quá già, thái mỏng phơi khô, sao vàng hạ thổ.
  • Cho 200g trái sung vào nồi, đổ 4 chén nước rồi đun sôi đến khi cô cạn còn 1 chén.
  • Chia uống nhiều lần trong ngày sau mỗi bữa ăn để tránh cơ thể bị mệt mỏi.
  • Duy trì điều trị trong thời gian dài vì tùy theo cơ địa từng người mà sẽ có hiệu quả khác nhau.

Cách chữa sỏi mật bằng quả đu đủ xanh

- Việc sử dụng quả đu đủ xanh làm phương pháp để chữa bệnh sỏi mật là vô cùng đơn giản, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì điều trị thực hiện trong nhiều ngày.

- Cách thực hiện:

  • Lựa chọn quả đu đủ xanh và tiến hành sơ chế giữ nguyên vỏ, cắt phần đuôi và loại bỏ hết hạt.
  • Bỏ một chút muối vào bên trong quả đu đủ và cho vào nồi hấp cách thủy. Tới khi thấy quả đu đủ đã mềm thì dừng lại.
  • Đợi đến khi quả đu đủ nguội thì ăn trực tiếp, ăn cả phần vỏ.
  • Kiên trì điều trị như vậy, mỗi ngày ăn 1 quả và nên ăn trong 10 ngày liên tiếp.
  • Kiểm tra kích thước sỏi  xem phương pháp có phù hợp hay không. Nếu thấy kích thước sỏi đã giảm thì nên tiếp tục thực hiện cách này sau khoảng 1 – 2 tháng. Do đu đủ xanh không tốt cho người đau dạ dày, phụ nữ có thai nên không được dùng trong một thời gian dài mà nên ngắt quãng.

Chữa sỏi mật bằng dầu oliu

- Dầu oliu được tạo ra từ những quả oliu. Đây là một loại dầu thực phẩm quý và cũng là một trong những loại thuốc để chữa nhiều bệnh đặc biệt có thể chữa trị nhiều bệnh như gan, mật, tuần hoàn, dạ dày, ruột, bệnh ngoài da và thận.

- Cách thực hiện chữa bệnh sỏi mật từ dầu oliu

  • Chữa đau bụng do bệnh sỏi mật gây ra: sử dụng 100 – 200g uống trong vòng vài giờ đầu ngay khi có các triệu chứng đau bụng.
  • Tống sỏi mật ra ngoài: Sử dụng uống 100 – 200g dầu oliu vào buổi sáng sớm khi bụng đang đói. Thực hiện liên tục trong 3 ngày liền để thấy hiệu quả.

Chắc hẳn sau bài viết bạn đọc đã có câu trả lời “ bệnh sỏi mật có chữa khỏi được không?”. Tuy nhiên mọi phương pháp người bệnh cần phải tham khảo  ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ. Hy vọng với những thông tin hữu ích về cách chữa sỏi mật do Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng chia sẻ sẽ giúp ích được nhiều cho bạn đọc.