Ho khan từng cơn, ho nhiều ngày không khỏi, ho về đêm ở trẻ nhỏ khiến cho các bà mẹ hết sức lo lắng về cách điều trị cũng như chăm sóc cho trẻ. Để có thêm các kiến thức y khoa hữu ích và trả lời cho câu hỏi “trẻ bị ho khan phải làm sao?”, mời các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết chia sẻ bên dưới của chúng tôi.
Ho khan là một trong những bệnh phổ biến về đường hô hấp ở trẻ. Nếu thời gian trẻ bị ho kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây tổn thương đến phổi của trẻ.
Nguyên nhân gây ra ho ở trẻ
- Cách tốt nhất để điều trị triệt để các cơn ho khan ở trẻ thì người lớn nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh rồi sau đó tìm ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến như:
- Do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp: Mắc các bệnh về đường hô hấp trên dẫn đến nhiễm trùng và là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ho kéo dài ở trẻ. Có thể do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ… nguyên nhân này sẽ gây ho kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi…
- Môi trường không khí bên ngoài: khi ở trong môi trường có chất gây ô nhiễm không khí khi đi vào trong cổ họng của trẻ sẽ khiến cổ họng khô, vi khuẩn sẽ gây ra ho ở trẻ em.
- Bị trào ngược dạ dày, thực quản: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ho mãn tính ở trẻ em và có thể là cả người lớn. Do tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại ống thực phẩm. Bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơ n khi trẻ nằm xuống và đi ngủ vào buổi tối.
- Do thời tiết: cổ họng của trẻ luôn bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến cho trẻ dễ bị ho khan nhất là vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông.
- Lạm dụng hoặc dùng sai cách các loại thuốc xịt mũi khiến niêm mạc mũi bị sưng nề, bị kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng và gây ra chứng ho khan ở trẻ.
Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra ho thì các bậc cha, mẹ có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ, dược sĩ và cho con sử dụng một vài loại thuốc như:
Thuốc ho dạng siro
Các loại thuốc này sẽ có tác dụng làm dịu và giảm ho. Thành phần chủ yếu của các loại thuốc ho bao gồm: kháng histamin và thuốc ức chế ho là dextromethorphan, có thuốc nước Pulmofar, sirô Toplexil, sirô Atussin v.v…
Tuy nhiên thuốc có những tác dụng phụ mà người lớn không biết nên thường xảy ra tình trạng lạm dụng, cho trẻ dùng thuốc trong một thời gian dài khi không có chỉ định từ thầy thuốc. Chú ý các loại thuốc ho dạng siro này không nên dùng để trị các cơn ho có đờm như hen suyễn, viêm nhiễm đường hô hấp dưới.
Các loại thuốc kháng sinh
Việc dùng thuốc kháng sinh tuyệt đối cần phải theo chỉ định từ những người có năng lực chuyên môn vì ngoài tác dụng mang lại thuốc có thể gây ra các nguy hiểm khác cho trẻ nhỏ. Bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc loại corticoid (như prenisone, prednisolone) khi trẻ bị viêm đường hô hấp nặng (viêm phổi). Đặc biệt khi bị viêm nhiễm nặng, bác sĩ phải kết hợp cho dùng 2 kháng sinh.
Không nên quá lạm dụng các loại thuốc cho trẻ một cách tùy ý. Hãy theo dõi các biểu hiện của trẻ để nhận biết đang ở mức độ nào. Từ đó có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Bambuterol là thuốc gì? Có công dụng và liều dùng như thế nào?
- Những điều bạn chưa biết về thuốc Enterogermina
- Thuốc Hypnovel có gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nào cho người bệnh?
Bé bị ho khan phải làm sao?
Tham khảo một vài mẹo dân gian có tác dụng chữa ho khan hiệu quả cho trẻ mà đặc biệt không gây ra những tác dụng phụ giống như thuốc tây, cụ thể như:
Xoa dầu nóng vào gan bàn chân của trẻ
- Có thể nguyên nhân gây ra ho ở trẻ là do nhiễm lạnh thì nên xoa lòng bàn chân cho trẻ bằng một ít dầu nóng. Đồng thời xoa bóp huyệt dũng tuyền cho nóng lên.
- Nên chú ý đắp chăn hoặc đi tất ở phần chân của trẻ. Cách này đặc biệt hữu hiệu chữa trị cho trẻ bị ho khan về đêm.
Rửa mũi và họng trẻ bằng nước muối loãng
- Có thể do vô tình trong lúc chơi đùa trẻ bị vi khuẩn xâm nhập vào trong mũi, họng gây nên các triệu chứng ho khan thì người lớn chỉ cần nhỏ một vài giọt dung dịch nước muối loãng để rửa sạch mũi cho trẻ và nhắc trẻ súc miệng để làm sạch họng.
Gừng và muối
- Dùng gừng và muối chung với nhau để làm nước ngâm chân cho bé có tác dụng trị ho khan rất tốt.
- Cách thực hiện đơn giản: Dùng 1 củ gừng tươi cùng với một ít muối cho vào nước ấm khoảng 40 độ. Sử dụng nước muối gừng vừa pha được ngâm chân và massage ngâm chân cho bé. Duy trì và thực hiện trong vài ngày, các triệu chứng ho khan sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Quất và mật ong (đường phèn)
- Trong quất có chứa nhiều thành phần có tác dụng làm giảm ho, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, bình suyễn như tinh dầu, pectin, đường, vitamin.. Khi kết hợp với mật ong có tính kháng khuẩn cao.
- Cách thực hiện: Lấy 2 – 3 quả quất xanh rửa sạch, cắt ngang để cả hạt. Thêm mật ong hoặc đường phèn vào rồi hấp cách thủy trong khoảng 30 phút. Cho bé uống hỗn hợp nhiều lần trong ngày đến khi chứng ho khan biến mất.
- Đối với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc trẻ sơ sinh thì mẹ nên tăng tần suất cho trẻ bú nhiều hơn. Vì trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh.
Cách chăm sóc khi trẻ bị ho khan
- Nên cho trẻ uống thật nhiều nước. Để giảm bớt tình trạng họng của bé bị khô rát thì việc cung cấp sữa sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn.
- Cho trẻ dùng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ và phù hợp với sở thích của trẻ. Đặc biệt nếu trẻ bị ho khan thì cần chú ý những thực phẩm nên ăn hoặc không nên ăn để tránh làm tình trạng ho thêm nghiêm trọng hoặc kéo dài.
- Thường xuyên cho con uống thêm sữa hoặc các loại nước hoa quả để tăng cường vitamin và sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày.
- Nếu tình trạng trẻ bị ho khan trong thời gian dài và đã dùng các phương pháp điều trị nhưng tình trạng vẫn không được thuyên giảm thì các bậc phụ huynh nên đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Cách phòng ngừa ho khan ở trẻ nhỏ
Cao Đẳng Y Dược Hà Nội khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm phòng cảm cúm cho trẻ theo các chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Để cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ nên cho bé ăn đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các loại trái cây giàu Vitamin.
Cho trẻ sinh hoạt trong không gian thoáng mát, tránh đổ quá nhiều mồ hôi để mồ hôi thấm trở lại cơ thể gây nhiễm lạnh và ho khan.
Tránh các bụi bẩn và các nguyên nhân gây ho khi đi ra ngoài hãy đeo khẩu trang, kính mắt cho trẻ.
Giữ vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cần rửa tay thật sạch.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh, kể cả khi chỉ mắc cảm cúm thông thường.
Những ngày trời nóng bức, cần hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ lạnh như nước đá bào hoặc kem.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ bị ho khan. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến những người có năng lực chuyên môn để có lời khuyên chính xác về cách điều trị ho khan ở trẻ.