06/11/2019 Người đăng : Trần Thị Mai
Để thực hiện cách điều trị bệnh hở van tim 3 lá, người bệnh cần nắm rõ các thông tin về bệnh như nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết bệnh để từ đó có cái nhìn chính xác về bệnh và việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Bệnh hở van tim 3 lá hay còn gọi là bệnh hẹp van tim ba lá, đây là tình trạng rối loạn trong đó van ba lá không đủ chặt làm cho máu chảy ngược vào buồng tâm nhĩ khi thất co bóp.
Nếu hở van tim ba là ở mức độ nhẹ thì người bệnh chỉ cần theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu các triệu chứng của bệnh nghiêm trong hơn thì cần phải điều trị.
Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hở van tim 3 lá mà bệnh được chia ra làm 4 mức độ
Hở van tim 3 lá ¼: Đây là mức độ hở van nhẹ, giai đoạn này có thể gặp ở nhiều người khỏe mạnh do đây chỉ là hở van sinh lý.
Hở van tim 3 lá 2/4: Mức độ hở van trung bình. Nếu có xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khác thì cần phải can thiệp điều trị.
Hở van tim 3 lá ¾: Mức độ hở van nặng.
Hở van tim 3 lá 4/4: Mức độ rất nặng. Có thể để lại biến chứng nguy hiểm như suy tim nếu kiểm soát hoặc quá trình điều trị diễn ra không kịp thời.
Nguyên nhân hàng đầu gây hở van tim 3 lá là do sự giãn nở bất thường của tâm thất gây ra do các bệnh lý liên quan đến tim mạch như suy tim trái, bệnh cơ tim giãn, tăng huyết áp động mạch phổi, hẹp van động mạch phổi…
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như:
Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng thì bệnh hở van tim không di truyền. Tuy nhiên giống như nhiều bệnh lý về tim mạch khác thì bệnh hở van tim 3 lá có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình. Có nghĩa là nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh hở van tim thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn với những người bình thường.
Ở mức độ nhẹ thì thường bệnh sẽ không gây ra các triệu chứng nào để người dùng có thể nhận biết. Chỉ có thể nhận thấy các dấu hiệu của bệnh khi đã ở giai đoạn nặng, cụ thể như:
Biến chứng của bệnh hở van tim 3 lá là dẫn đến suy tim. Nên ngay khi thấy cơ thể có các triệu chứng mệt mỏi, khó thở ngay cả khi không hoạt động thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm các bài viết liên quan
Bác sĩ sẽ căn cứ vào các chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh tình của ban. Cụ thể những kỹ thuật được dùng để chẩn đoán bệnh như:
Nghe tim: kỹ thuật này bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ chuyên dụng để nghe tiếng thổi của tim khi máu bị chảy ngược trở lại buồng tim phía trên (tâm nhĩ). Nhờ vào xác định thời gian một vòng tuần hoàn của máu qua tiếng tâm thu sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí van nào bị ảnh hưởng.
Sau đó bệnh nhân sẽ tiếp tục thực hiện một vài chẩn đoán về hình ảnh như: điện tâm đồ, chụp Xquang, siêu âm tim, nội soi qua thực quản, thông tim, chụp cộng hưởng từ MRI…
Trong trường hợp người bệnh bị hở van tim 3 lá ở mức độ nhẹ thì người bệnh không nên vận động quá sức, không ăn mặn.. nhìn chung chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp mà chưa cần can thiệp của điều trị.
Ở những trường hợp có các triệu chứng thì hiện tại thường được điều trị nội khoa, ngoại khoa, cụ thể như:
Điều trị nội khoa: Đây là phương pháp dùng các loại thuốc để can thiệp vào tình trạng bệnh. Các loại thuốc có thể được chỉ định trong điều trị bao gồm: thuốc chống đông máu, thuốc chống loạn nhịp tim, chẹn beta… Các thuốc này thường có chung tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh, phòng ngừa chứng suy tim.
Điều trị ngoại khoa: Phương pháp phẫu thuật bằng cách điều trị hở van tim hoặc thay tim nhân đạo. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật ở mức độ bệnh nặng không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc khi kích thước các buồng tim bắt đầu giãn rộng và chức năng tim bắt đầu suy giảm.
Thay đổi lối sống, chế độ ăn là những việc làm cần thiết cho bệnh nhân bị hở van tim 3 lá:
Hy vọng với những thông tin về bệnh hở van tim 3 lá ở trên, người bệnh đã có câu trả lời cho câu hỏi: “ Bệnh hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?”. Hãy luôn kết hợp lối sống lành mạnh với những phương pháp điều trị được các bác sĩ chỉ định để đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị, cải thiện các triệu chứng khó chịu gây ra cho người bệnh. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc chưa được giải quyết thì hãy hỏi các bác sĩ, những người có năng lực chuyên môn đề được giải đáp.