06/11/2019 Người đăng : Trần Thị Mai
Benzoyl Peroxide là thuốc gì? Có công dụng trong điều trị bệnh gì? Liều dùng và cách sử dụng ra sao?... Tất cả những thắc mắc về thuốc sẽ được chúng tôi giải đáp đầy đủ và chi tiết dưới bài viết. Nào hãy cùng tìm hiểu nhé các bạn!!!
Thuốc Benzoyl Peroxide thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu.
Dạng bào chế: Kem bôi da, Gel,
Thành phần: Benzoyl Peroxide.
Thuốc Benzoyl Peroxide có tác dụng trong điều trị mụn từ mức độ nhẹ đến trung bình.
Bên cạnh đó, thuốc sẽ được chỉ định kết hợp với các biện pháp điều trị mụn khác.
Khi dùng thuốc bôi lên da số lượng vi khuẩn gây mụn sẽ được giảm đi và làm cho da khô tróc đi lớp sừng.
Ngoài ra, thuốc sẽ được chỉ định dùng trong các trường hợp khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi những người có năng lực chuyên môn để được giải đáp.
Xem thêm các bài viết liên quan
Thuốc có thể tìm và mua ở nhiều hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên khi sử dụng cần tuân thủ theo đúng những khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm hoặc theo đúng chỉ dẫn của các dược sĩ để hạn chế tới mức tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Lưu ý khi bôi người dùng nên bôi một lượng nhỏ thuốc vào vùng ảnh hưởng và chà xát nhẹ nhàng. Tránh dùng bôi vào mắt hoặc mũi, miệng.
Thuốc dạng kem hoặc Gel trước khi bôi vào các vị trí cần điều trị mụn thì người bệnh nên rửa sạch vùng bị ảnh hưởng với một chất tẩy rửa và sau đó lau khô. Lúc này mới bôi một lượng thuốc vừa phải vào vùng da đó. Rửa tay sau khi dùng thuốc để tránh vô tình thuốc dính vào trong mắt.
Thường thì sẽ thấy hiệu quả của thuốc sau 3 tuần sử dụng, hiệu quả có thể kéo dài đến 8 – 12 tuần sau đó.
Dùng thuốc vào một thời gian nhất định trong ngày để hạn chế trường hợp quên liều.
Sử dụng thuốc điều trị trong một thời gian mà không thấy các triệu chứng được cải thiện thì hãy thông báo cho những người có năng lực chuyên môn để có những biện pháp xử lý kịp thời
Dùng trong trường hợp điều trị mụn thông thường
* Dạng thuốc bôi trực tiếp
Sử dụng bôi 1 – 2 lần/ ngày ở các vị trí bị mụn.
* Dạng dung dịch làm sạch
Dùng để rửa sạch vị trí bị mụn 1 – 2 lần/ ngày. Bôi vào các vùng da cần điều trị, sau đó massage nhẹ nhàng vào da từ 10 – 20 giây để tạo bọt, sau đó rửa sạch và lau khô.
Dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên
* Dạng thuốc bôi trực tiếp
Sử dụng bôi 1 – 2 lần/ ngày ở các vị trí bị mụn.
* Dạng dung dịch làm sạch
Dùng để rửa sạch vị trí bị mụn 1 – 2 lần/ ngày. Bôi vào các vùng da cần điều trị, sau đó massage nhẹ nhàng vào da từ 10 – 20 giây để tạo bọt, sau đó rửa sạch và lau khô.
Trẻ em dưới 12 tuổi không được phép sử dụng nếu chưa có chỉ định từ những người có năng lực chuyên môn. Các bậc phụ huynh lưu ý không được tùy tiện cho trẻ sử dụng vì có thể gây ra các nguy hiêm cho da hoặc sức khỏe của trẻ.
Trong thời gian sử dụng thuốc Benzoyl Peroxide, người dùng có thể sẽ gặp phải những tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường dù nghiêm trọng hay không nghiêm trọng người bệnh cũng nên thông báo cho thầy thuốc biết để tránh tình trạng trở nặng sẽ khó xử lý hơn.
Thuốc Benzoyl Peroxide bày chỉ dùng trên da. Không được bôi thuốc vào bên trong môi, mũi, miệng hoặc niêm mạch mũi. Tuyệt đối không dùng thuốc cho các vùng da bị hở, cháy nắng hoặc nhiễm khuẩn eczema.
Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc để tránh các tác nhân gây hại.
Thời gian sử dụng đầu tiên thì tình trạng mụn trứng cá của bạn có thể xuất hiện nhiều hơn nhưng bạn không cần quá lo lắng đó là do thuốc tác động đến mụn hình thành bên trong da.
Da của bạn sau khi dùng thuốc Benzoyl Peroxide sẽ dễ bắt nắng và cháy nắng. Do đó cần có các phương án bảo vệ làn da như mặc áo dài, đeo khẩu trang, thoa kem chống nắng... khi đi ra ngoài.
Hy vọng những thông tin trên liên quan đến thuốc Benzoyl Peroxide mà Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội cung cấp ở trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn và những người thân. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ.