12/11/2019 Người đăng : Trần Thị Mai
Đi ngoài (tiêu chảy) là một bệnh lý liên quan đến đường ruột, đường tiêu hóa. Triệu chứng này có thể xảy ra với bất cứ ai với các dấu hiệu nhận biết phổ biến như: đi ngoài phân lỏng, đau bụng và tần suất nhiều lần/ ngày… Vậy thuốc chữa đi ngoài dành cho người lớn như thế nào? Bài thuốc chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh? Cùng tham khảo dưới bài viết để có thêm nhiều thông tin!
Bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như sức khỏe của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài, do rối loạn đường ruột, hệ thống tiêu hóa gặp trục trặc hoặc đơn giản là do bạn ăn thực phẩm không hợp vệ sinh.
Nếu tình trạng bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài trong nhiều ngày thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe xác định nguyên nhân và điều trị tận gốc bằng các biện pháp thích hợp.
Hãy cùng tìm hiểu một số những loại thuốc điều trị đi ngoài phù hợp với điều trị cho người lớn
Thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng đi ngoài mà không rõ nguyên nhân. Có thể dễ dàng mua được loại thuốc này ở các hiệu thuốc mà không cần phải có kê đơn của bác sĩ. Thuốc không chỉ an toàn cho người lớn và còn là thuốc chữa đi ngoài cho trẻ em trên 2 tuổi rất hiệu quả.
Với cơ chế hoạt động của thuốc sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa ở ruột đồng thời giữ thực phẩm ở hệ tiêu hóa lâu hơn do đó sẽ hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó thuốc còn tác động vào những dây thần kinh ở ruột và làm giảm nhu động ruột, tăng trương cơ lực hậu môn, hạn chế việc mất nước trong cơ thể.
Liều dùng thông thường của thuốc là 2 viên/ lần, uống ngay khi có các triệu chứng đi ngoài. Trường hợp vẫn chưa chấm dứt tình trạng thì nên uống lặp lại với liều 1 viên/ lần, thời gian cách với liều trước đó là 4 – 6 tiếng. Liều dùng cho trẻ thì người lớn lên tham khảo ý kiến các bác sĩ, dược sĩ để không hại đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên thuốc cũng có những tác dụng phụ kèm theo nếu bạn sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng. Cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin về thuốc trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến các dược sĩ.
Thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh cần điều trị đau bụng hoặc tiêu chảy cấp. Thành phần của thuốc sẽ có tác dụng chống tiêu chảy và giúp kéo dài thời gian vận chuyển dịch, hạn chế tình trạng mất nước.
Liều dùng của thuốc cho trường hợp tiêu chảy cấp ở lần dùng đầu tiên là 2 viên/ lần. Tuy nhiên người lớn không được tự ý sử dụng thuốc này cho trẻ em khi chưa có chỉ định từ những người có năng lực chuyên môn.
Thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như: buồn ngủ, căng trướng bụng… Để hạn chế các tác dụng phụ xảy ra thì nên điều trị bệnh trong thời gian ngắn.
Thuốc Racecadotril có nhiều dạng bào chế khác nhau như dạng viên nén, viên nang, hỗn dịch uống. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế enzym enkephalinase trong cơ quan tiêu hóa và có tác dụng giảm tiết dịch, ngăn chặn tiêu chảy và làm mất nước.
Liều dùng thuốc ngay khi có các triệu chứng là 100mg, có thể lặp lại liều nếu tình trạng chưa được thuyên giảm sau 8 giờ. Liều lượng tối đa không vượt quá 400mg/ ngày.
Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra cho người bệnh như: táo bón, đau đầu, chóng váng, táo bón…
Thuốc còn có một số tên biệt dược khác như: Vinacode, Codalgin Forte, Efferalgan Codeine, Codaewon tab, Acetalvic – Codein 8,…
Tác dụng của thuốc trong điều trị: giảm đau, làm khô nhu động ruột, giúp điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên nếu bạn quá lạm dụng thuốc trong một thời gian sẽ gây ra tình trạng táo bón.
Liều lượng và cách dùng thuốc có thể tìm hiểu trên nhãn dán của sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp các bác sĩ, dược sĩ.
>> Xem thêm các bài viết
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị đi ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đối với hệ thống đường ruột của trẻ còn non thì không nên sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy ngay khi có các triệu chứng. Các bậc cha mẹ nên có những bài thuốc dân gian trị bệnh tiêu chảy từ những nguyên liệu xung quanh mà cực kỳ an toàn và hiệu quả, cụ thể như:
- Một trong những bài thuốc dân gian, do lá ổi có vị đắng, tính ấm và có thể dùng giải độc tốt do đó thường được sử dụng trong chữa các chứng bệnh như tiêu chảy, cửu lỵ
- Cách làm:
- Cà rốt có chưa một lượng lớn Pectin, khi vào ruột sẽ trở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột, giúp hạn chế được tình trạng đi ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi cho ruột được hình thành. Bên cạnh đó cà rốt có chứa nhiều muối khoáng giúp bù đắp lượng nước bị mất trong quá trình tiêu chảy.
- Cách làm:
- Lá mơ có tác dụng điều trị chứng đầy bụng, tiêu chảy hiệu quả cao.
- Cách làm:
- Rau sam là một loại rau mọc dại nhưng vẫn hay được nhiều người sử dụng làm rau ăn trong bữa cơm ngày hoặc điều trị cho các trường hợp bị đi ngoài ở trẻ sơ sinh.
- Đây cũng là một bài thuốc trị đi ngoài cho trẻ sơ sinh. Men vi sinh sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
- Mẹ nên tìm hiểu kỹ và nên chọn cho con những loại men vi sinh có chất lượng như: Bacillus, Lactobacillus, các chủng nấm men thuộc họ accharomycetaceae…
- Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên tăng tần suất các lần cho trẻ bú. Việc này sẽ giúp trẻ phục hồi và tăng sức đề kháng, đặc biệt là bù lượng nước đã mất.
Cho dù xảy ra tình trạng đi ngoài thì kể cả ở trẻ em hay người lớn cũng đều bị ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và có thể gây ra các hệ lụy quan trọng nếu không chữa trị đúng cách, kịp thời. Do đó bản thân mỗi người cần phải có những phương pháp phòng bệnh như:
Trên đây là những thông tin về các loại thuốc chữa đi ngoài mà Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đi thăm khám bởi bác sĩ để nhận được sự tư vấn và những cách điều trị tốt nhất.