Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng


Bệnh vảy nến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng sẽ xảy ra  thường xuyên hơn ở những người trưởng thành. Người mắc bệnh này sẽ phát triển thêm một số bệnh lý đi kèm như:  Đái tháo đường type 2, bệnh viêm ruột, bệnh tim, bệnh thận, huyết áp cao, viêm khớp vảy nến… Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về cách điều trị bệnh vảy nến nhé các bạn!

1. Dấu hiệu nhận biết của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là tình trạng da bị tổn thuơng, gây ngứa ngáy, đau, thậm chí nguy hiểm hơn là nhiễm trùng nặng. Theo các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì bệnh vảy nến được chia ra làm nhiều dạng và ở mỗi dạng sẽ có dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể như:

  • Dạng vảy nến mảng bám: đây là dạng phổ biến và nhiều người mắc phải nhất khi mắc bệnh vảy nến. Dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết của bệnh chính là những mảng da dày, màu đỏ và vảy nến màu bạc trắng và rất dễ bong da.
  • Dạng vảy nến giọt: Dạng bệnh này cũng xảy ra khá phổ biến. Các đốm da màu đỏ sẽ xuất hiện khắp cơ thể với đường kính từ 1 – 10mm là dấu hiệu nhận biết của bệnh. Bề mặt các đốm đỏ đó phủ vảy trắng đục, dễ bong. Bệnh này thường xuất hiện khi bạn chịu một tác động nào đó như viêm họng, căng thẳng, tổn thương da, nhiễm trùng hay tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó.
  • Dạng vảy nến thể mủ: đây là một dạng nghiêm trọng và hiếm gặp của vảy nến. Biểu hiện của bệnh sẽ là xuất hiện mủ trắng trên da. Bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, mạch đập nhanh, yếu cơ, mất vị giác và thường xảy ra ở các vị trí như da bàn tay hoặc bàn chân.
  • Dạng vảy nến đảo  ngược: Dấu hiệu nhận biết của dạng này nhìn qua mắt thường có thể thấy các nếp gấp da ở các vị trí như dưới bầu vú, nách hoặc khu vực háng. Thường ở vùng da bị tổn thương sẽ có màu đỏ và đặc biệt bề mặt da thường sáng và bóng mịn. Khi bị ở dạng này mà người bệnh bị đổ mồ hôi sẽ cảm thấy rất khó chịu.
  • Dạng vảy nến da đầu: dạng bệnh này sẽ gây ra tình trạng rất nhiều gàu kèm theo đó là ngứa và rất dễ nhận thấy khi quan sát đường chân tóc. Điều này khiến tóc bị rụng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu kéo dài trong một thời gian sẽ làm cho người bệnh căng thẳng và tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh.
  • Dạng vảy nến móng chân, móng tay: biểu hiện của bệnh vảy nến ở dạng này là những vết lõm lấm tấm trên các móng tay, móng bị thay đổi màu, bề mặt da dưới móng sần lên, bề mặt móng xuất hiện các đốm có màu, nghiêm trọng hơn là bệnh nhân có thể bị rụng móng.

Ngoài ra, còn rất nhiều dạng vảy nến khác như: dạng viêm khớp vảy nến, vảy nến toàn thân… Người bệnh có thể hỏi các bác sĩ, dược sĩ để có nhiều thông tin hơn.

benh-vay-nen
Bệnh vảy nến có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể

2. Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà

Bệnh vảy nến không thể chữa dứt điểm hoàn toàn, tuy nhiên bệnh có thể tự khỏi ở giai đoạn khởi phát nhưng sẽ bị tái phát thường xuyên. Các biện pháp chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh nhằm hạn chế tái phát và phòng ngừa biến chứng.Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh vảy nến tại nhà như:

Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch sẽ có tác dụng làm dịu da đang bị kích ứng vì vảy nến.

Có rất nhiều cách để dụng bột yến mạch để giảm sự tấy đỏ: có thể pha bột yến mạch vào cùng với nước tắm hoặc bỏ bột vào trong một chiếc khăn mềm và mỏng sau đó chà xát khắp người  khi tắm.

Sử dụng cây lô hội

Lô hội nói đúng hơn là Gel có trong cây lô hội là một trong những nguyên liệu có tác dụng điều trị hữu hiệu trọng việc giảm kích ứng da do đặc tính giữ ẩm của lô hội làm giảm bớt sự khó chịu cho người bị vảy nến.

Có thể dùng các loại kem bôi da chiết xuất từ 100% cây lô hội để bôi lên da 3 lần/ ngày. Duy trì điều trị trong khoảng 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng sau vài ngày nghỉ không dùng. Tình trạng da sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu bạn duy trì tốt phương pháp này.

Cách dùng trực tiếp từ lá lô hội tươi

  • Chọn lá lô hội tươi to vì nó sẽ chứa nhiều Gel để bạn sử dụng, sau đó rửa sạch.
  • Cho lớp Gel đã tách được từ vỏ ra bát.
  • Thoa trực tiếp lớp gel lên vùng da bệnh
  • Để một khoảng thời gian vừa đủ cho gel thấm vào da rồi rửa sạch lại với nước
  • Thực hiện ngày 2,3 lần cho đến khi làn da trở lại mịn màng.

Củ nghệ

Với công dụng điều trị các triệu chứng,  giảm sự phát triển của bệnh vảy nến và đặc tính chống viêm và kháng khuẩn thì nghệ được rất nhiều người bệnh dùng trong điều trị bệnh.

Củ nghệ được dùng dưới dạng thuốc viên, thực phẩm bổ sung hoặc gia vị cho các món ăn. Hỏi các thầy thuốc về liều lượng và cách dùng nghệ ra sao để đạt hiệu quả cao.

benh-vay-nen
Lô hội có tác dụng tốt với tình trạng kích ứng da

Xem thêm các bài viết liên quan

Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu

Ngoài ra bạn cũng nên biết Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu để loại bỏ mặc cảm và tự ti khi đầu nhiều gàu và ngứa. Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Trong 1 – 2 tháng đầu tiên, bạn có thể sẽ được điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu cộng với việc thăm khám thường xuyên. Các lựa chọn điều trị bao gồm: thuốc uống bên trong, dùng thuốc bôi ngoài da và sử dụng quang trị liệu.

Cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà người bệnh cần lưu ý luôn giữ độ ẩm cho da. Dùng các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn, sử dụng máy tạo ẩm nhằm ngăn chặn tình trạng da khô. Nếu da có đủ độ ẩm thì sẽ ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám và giảm tình trạng bong tróc da.

Trên đây là một số thông tin về cách điều trị bệnh vảy nến. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp những người có năng lực chuyên môn để được giải đáp nhanh chóng và chính xác.