Nhận biết dấu hiệu gây ra bệnh sốt thương hàn, lựa chọn đúng phương pháp điều trị cũng như hiểu cách phòng ngừa sẽ giúp bạn ngăn ngừa tốt các biến chứng của căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Hãy cũng theo dõi những thông tin cụ thể hơn về bệnh dưới bài viết.
Sốt thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra.
Vi khuẩn gây sốt thương hàn có thể gây lây lan qua đường ăn uống khi ăn chung với người bệnh. Những vi khuẩn này xâm nhập qua đường miệng vào trong ruột cư trú ở đó khoảng vài tuần và vào máu thông qua thành ruột sau đó sẽ lây lan sang các mô và những cơ quan khác của cơ thể.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn
Nguyên nhân gây ra bệnh
Sốt thương hàn là do vi khuẩn mang tên Salmonella typhi gây ra.
Có thể bị nhiễm bệnh vì nước bị ô nhiễm, thực phẩm và cả những người đã mắc bệnh. Do bệnh lây lan qua đường ăn uống.
Khi đã hồi phục sau quá trình điều trị. Tuy nhiên các vi khuẩn trong đường ruột hoặc túi mật vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng và có thể tái phát bệnh bất cứ khi nào.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sốt thương hàn bao gồm:
-
Đặc thù nghề nghiệp cần phải xử lý các vi khuẩn Salmonella typhi.
-
Bạn thường xuyên làm việc trong hoặc đi du lịch đến những nơi có phát tán bệnh sốt thương hàn.
-
Tiếp xúc, nói chuyện, ăn uống gần với những người đang mắc bệnh.
-
Lạm dụng hoặc sử dụng sai cách một vài loại thuốc trong thời gian dài làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, sức đề kháng suy giảm không đủ sức để chống lại các vius gây bệnh.
- Trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh sốt thương hàn cao hơn người lớn. Tuy nhiên các triệu chứng sẽ không quá nguy hiểm như khi diễn ra ở người lớn.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Các biến chứng của bệnh sẽ xảy ra khi mà tình trạng bệnh tình không được khắc phục kịp thời, bao gồm:
-
Nếu huyết áp bị giảm đột ngột sẽ gây sốc cho người bệnh và dẫn đến việc chảy máu đường ruột và sau đó đến việc xuất hiện máu trong phân.
-
Các vi khuẩn có thể gây ra hiện tượng thủng ruột làm dịch của đường ruột chảy vào khoang bụng gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm: buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội….
-
Nhiễm trùng bàng quang hoặc thận.
-
Nhiễm trùng cột sống (osteomyelitis).
-
Nhiễm trùng và viêm màng não và tủy sống.
-
Vấn đề tâm thần như mê sảng , ảo giác và rối loạn tâm thần hoang tưởng.
2. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh sốt thương hàn
Các triệu chứng xuất hiện ở người bệnh dưới đây sẽ giúp bạn có thể nhận biết được bệnh thương hàn, bao gồm:
-
Triệu chứng sốt cao trong thời gian dài là một biểu hiện mà bất cứ ai khi mắc bệnh này đều bị.
-
Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, đau dạ dày, biếng ăn, ăn không ngon miệng là các triệu chứng đi kèm với sốt.
-
Trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng mặc dù người bệnh không ăn kiêng.
-
Đổ mồ hôi kể cả đang ở trong môi trường mát mẻ.
-
Ho khan.
-
Các triệu chứng sẽ ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian:
-
Sau khoảng 3 tuần khi mắc bệnh có thể người bệnh sẽ bị mê sảng, nằm bất động với thân thể quá mệt mỏi.
>> Xem thêm các bài viết
- Triệu chứng thiếu máu cơ tim và những cách điều trị bệnh
- Mổ dạ dày nên ăn gì? Có lưu ý nào cho người bệnh không?
- Cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng
3. Cách phòng ngừa và lây nhiễm bệnh sốt thương hàn
Nếu trường hợp nhiễm thương hàn nhẹ sẽ không cần dùng thuốc trong điều trị mà các bệnh nhân sẽ tự khỏi trong khoảng 2 - 3 ngày. Trong trường hợp cần sử dụng thuốc nhằm giảm thiểu các triệu chứng kho chịu của người bệnh bạn cũng không được tự ý sử dụng mà nên tuân theo chỉ dẫn của các bác sĩ, dược sĩ.
Trong các cách phòng ngừa bệnh sốt thương hàn thì có thể sử dụng vắc xin. Hiện nay có hai loại vắc xin: một loại dùng để tiêm và một loại còn lại dùng để uống (vắc xin phòng ngừa thì phần đa là một liều/ người). Tuy nhiên cả 2 chủng ngừa này đều có thể bị giảm hiệu quả theo thời gian nên bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ mắc sẽ thấp hơn đối với những người không tiêm phòng.
Ngoài ra, những cách khác có thể giúp bạn phòng chống bệnh sốt thương hàn như:
- Không sử dụng, uống nước chưa qua xử lý. Vì nước ô nhiễm cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây bệnh sốt thương hàn.
- Luôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là tay. Đó là cách tốt nhất bạn có thể kiểm soát nhiễm trùng. Nhất là những lúc trước khi ăn và sau khi từ nhà vệ sinh ra, bạn cần rửa tay bằng xà phòng.
-
Tích cực diệt ruồi, nhặng, gián,… nhất là vào mùa mưa bão như hiện nay. Đây chính là những vật chủ trung gian chứa virus gây bệnh.
-
Dùng trái cây hay rau quả tươi thì cần rửa thật sạch, ngâm nước muối, đối với quả thì gọt vỏ trước khi ăn để loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh.
-
Thực hiện ăn chín uống sôi để an toàn. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến và sử dụng ngay tại vỉa hè, các đường phố vì nó ẩn chứa nhiều khả năng lây nhiễm.
-
Cuối cùng điều cần làm là xử lý tốt các chất thải, bảo vệ nguồn nước và thực phẩm là các biện pháp y tế rất quan trọng để phòng bệnh.
Để ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác
Nếu người thân của bạn đang mắc bệnh thương hàn thì hãy thực hiện một số hướng dẫn dưới đây để tránh gây lây nhiễm sang những người xung quanh:
Sốt thương hàn là một bệnh lây nhiễm, vi khuẩn theo bàn tay, qua thức ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh gây ra bệnh thương hàn. Cách tốt nhất để tránh lây nhiễm sang những người xung quanh. Hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh..
Nếu đặc thù nghề nghiệp làm trong ngành chế biến thực phẩm cũng cần nghỉ làm cho đến khi kết quả của các xét nghiệm trở lại bình thường, không còn vi khuẩn gây bệnh. Trong gia đình thì người bị bệnh không nên chế biến thực phẩm vì như vậy nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao.
Sử dụng đồ dùng cá nhân tách biệt với những người khác.
Những thông tin về bệnh Sốt thương hàn đã được Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cung cấp đầy đủ ở trên bài viết. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích đến cho bản thân bạn và những người thân xung quanh.