Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân bị thủy đậu, cách điều trị và phòng ngừa bệnh


Thủy đậu là một căn bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy người bệnh cần có những kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp điều trị và phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên là  Varicella virus gây ra.

Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thời điểm bùng phát dịch bệnh nhiều nhất là vào mùa xuân khi có thời tiết ẩm nồm.

1. Nguyên nhân bị thủy đậu

- Một số những nguyên nhân bị thủy đậu có thể kể đến như:

  • Bệnh do một loại siêu virus có tên là Varicella-zoster gây ra. Đây cũng chính là loại virus gây ra bệnh Zona thần kinh.
  • Virus gây bệnh chủ yếu qua đường hô hấp, người lành dễ bị nhiễm nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc chảy mũi.
  • Do tiếp xúc với người bệnh bị thủy đậu thì các bóng nước vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh.
  • Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của bệnh  nhân nếu dùng chung.

Trường hợp phụ nữ đang trong quá trình mang thai bị mắc bệnh có thể lây qua thai nhi.

- Bên cạnh những nguyên nhân đã kể ở trên thì còn các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Bạn chưa từng bị thủy đậu.
  • Chưa từng tiêm phòng bệnh thủy đậu.
  • Làm việc hoặc học tập trong môi trường có người mắc bệnh thủy đậu.
  • Độ tuổi dễ mắc bệnh thủy đậu là từ 2 – 8 tuổi.

Xem thêm các bài viết liên quan

nguyen-nhan-bi-thuy-dau
Sốt, xuất hiện mụn nước, mệt mỏi... là những triệu chứng của bệnh thủy đậu

2. Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh thủy đậu, theo Cao Đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ căn cứ vào mức độ của bệnh mà chia ra làm 4 giai đoạn phát triển với những dấu hiệu nhận biết khác nhau như:

  • Giai đoạn bệnh khởi phát: Thường ở giai đoạn này là thời kỳ nhiễm virus trong cơ thể. Kéo dài trong khoảng 10 – 20 ngày nhưng sẽ ít có các dấu hiệu nhận biết.
  • Giai đoạn phát bệnh: Ở giai đoạn này sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, cơ thể mệt mỏi. Trên da có những nốt phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 2 – 3 ngày đầu.
  • Giai đoạn bệnh phát triển: bệnh nhân bắt đầu sốt cao, mệt mỏi, chán ăn và đau nhức cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu. Những mụn nước tiếp tục xuất hiện toàn thân, có trường hợp còn mọc cả vào niêm mạc miệng gây cản trở đến việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày khác. Mụn nước có kích thước to và dịch bên trong mụn nước màu đục là đã bị nhiễm trùng.
  • Giai đoạn phục hồi: các mụn nước sẽ tự vỡ, khô và bong tróc sau đó dần dần hồi phục trở lại sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên ở giai đoạn này người bệnh cần vệ sinh những nốt mụn sạch sẽ, cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng. Thủy đậu có thể sẽ để lại sẹo rỗ, lõm khi phục hồi.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Nếu không điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của bệnh thủy đậu như:

  • Nhiễm trùng da: Khi các mụn nước bị vỡ ra có thể gây lở loét hoặc chảy máu bên trong. Biến chứng này có thể gặp nhiều ở trẻ em do không  kiêng được và trẻ dùng tay gãi ngứa. 
  • Gây viêm não, viêm màng não (xuất hiện sau 1 tuần mọc mụn nước): Biến chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có số lượng bị mắc phải nhiều hơn là người lớn. Biểu hiện nhận biết của biến chứng này gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Nghiêm trọng hơn là có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. 
  • Viêm phổi thủy đậu: biến chứng có thể xảy ra trong khoảng 3 - 5 ngày sau khi phát bệnh. Biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực.
  • Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp: các triệu chứng của biến chứng này là tiểu ra máu và suy thận.
  • Phụ nữ mang thai, mẹ bầu: Có thể lây nhiễm thủy đậu từ mẹ sang thai nhi làm cho trẻ bị khuyết tật hoặc có những đe dọa về tính mạng, đặc biệt nếu bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh.
  • Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản: Khi các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực trong tai có thể sẽ gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy.
nguyen-nhan-bi-thuy-dau
Có những cách nào để điều trị và phòng bệnh thủy đậu?

3. Cách điều trị bệnh thủy đậu

Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ sử dụng những loại thuốc hoặc các phương pháp hỗ trợ điều trị cải thiện triệu chứng.

Dùng thuốc trong điều trị bệnh

  • Sử dụng thuốc tím bôi lên những nốt mụn nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Nếu mụn đã bị vỡ ra thì nên dùng dung dịch Xanh Methylen bôi lên. Không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

Khi dùng bất cứ loại thuốc nào đều có khả năng gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bẹnh do đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ và tuân thủ theo những chỉ dẫn của họ để hạn chế tới mức tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ngoài ra, người bệnh nên chú ý:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thức ăn mềm, uống đủ nước, có thể uống thêm nước hoa quả
  • Hạn chế gãi vì như vậy sẽ làm vỡ các nốt phỏng vì dễ gây bội nhiễm và tạo sẹo, gây mất thẩm mỹ, nếu đã vỡ dùng dung dịch xanh methylen bôi lên.
  • Kiêng tiếp xúc với gió, nước. Khi bị thủy đậu, hệ miễn dịch lúc này đang yếu. Nếu bạn tiếp xúc với gió, nước, sẽ tạo điều kiện cho các loại virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Không ăn thực phẩm tanh (thịt bò, thịt gà, hải sản,….), trái cây có chứa axit, đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa, cà phê và socola.
  • Nếu sốt cao sử dụng các thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn không được tự ý mua và dùng.
  • Cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
  • Có thể sử dụng kháng sinh nếu có biểu hiện nhiễm trùng và để hạn chế biến chứng như viêm phổi, viêm não màng não.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.

Biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả và có tác dụng lâu dài trong thời gian hiện nay là tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu. Đây cũng là cách hạn chế tốt các nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em. Lịch tiêm và độ tuổi tiêm cho trẻ như thế nào là phù hợp thì cha mẹ nên đến hỏi trực tiếp tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tiêm theo đúng lịch đúng liều lượng quy định.

Hoặc khi bạn vô tình tiếp xúc với người đang bị bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm vắc xin phòng ngừa thì ngay sau đó 3 ngày nên tiêm chủng ngừa. Tuyệt đối không sử dụng đồ cá nhân với người nhiễm bệnh hoặc chạm vào các mụn nước thủy đậu.

Những thông tin về nguyên nhân bị thủy đậu đã được cung cấp đầy đủ và chi tiết ở trên. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng như khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt mụn nước thì nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.