Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của hẹ đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và nam giới


Cây hẹ là một loại rau đồng thời cũng là một vị thuốc quý, tuy nhiên có thể nhiều người chưa biết đến các tác dụng của nó. Bởi trong lá hẹ có chứa rất nhiều các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Vậy cây lá hẹ có tác dụng gì? Các bài thuốc từ cây hẹ ra sao?

Cây hẹ có rất nhiều tên gọi khác nhau theo từng vùng miền như cửu thái, khởi dương thảo…, cây có chiều cao khoảng 20 – 40 cm, có mùi thơm đặc trưng và rất giàu dược tính.

Cây hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc, cây phát triển tốt quanh năm và đặc biệt mọc nhiều ở những vùng có khí hậu nóng ẩm như ở nước ta.

Theo phân tích của khoa học hiện đại thì trong 1000gr hẹ sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta khoảng 300 calo năng lượng, nhiều chất xơ, 5 – 10gram protid, 5 – 30gram glucid, 89gram vitamin C, 20mg vitamin A, ngoài ra, còn có vitamin nhóm B, K cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt…

Với đặc điểm lành tính và nhiều dưỡng chất, ngoài công dụng chế biến món ăn, hẹ còn là cây thuốc chữa nhiều bệnh ở cả người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  Cụ thể như:

Tác dụng của lá hẹ với trẻ sơ sinh và trẻ em

Trong mỗi gia đình đặc biệt là những nhà có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nên trang bị một chậu  hẹ trồng sẵn và sử dụng khi cần thiết. Vì những lợi ích mà lá hẹ mang đến cho trẻ sơ sinh như:

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ và đường phèn

- Từ lâu bài thuốc này đã được nhiều bậc cha mẹ sử dụng để trị ho cho trẻ sơ sinh nếu do bị nhiễm lạnh hoặc có xuất hiện đờm khò khè ở cổ. Cách sử dụng lá hẹ trị ho rất an toàn và không gây ra các tác dụng phụ  ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh.

- Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng vài lá hẹ rửa sạch và cắt ngắn cho vào trong một cái bát.
  • Cho thêm một muỗng đường phèn trộn với lá hẹ đã chuẩn bị trước đó và đem hấp cách thủy.
  • Hấp cách thủy trong khoảng 15 phút thì chắt nước đó cho trẻ uống.
  • Duy trì sử dụng 3 lần/ ngày, mỗi lần chỉ nên uống 1 muỗng nhỏ trong khoảng 3 – 5 ngày là sẽ thấy các triệu chứng ho của trẻ được thuyên giảm hoặc chấm dứt hoàn toàn.

- Ngoài ra lá hẹ có thể kết hợp với nhiều các nguyên liệu khác để điều trị ho cho trẻ sơ sinh: kết hợp lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực hay dùng lá hẹ, nghệ, chanh để nhanh chóng xoa dịu cơn đau họng của trẻ sơ sinh…

- Tuy nhiên cũng có nhưng trường hợp trẻ không thích hợp và dung nạp các phương pháp điều trị từ lá hẹ để giảm ho, cho nên mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế khám và được điều trị cho hù hợp hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

tac-dung-cua-he
Hẹ rất tốt và an toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh

Lá hẹ rơ lưỡi trị tưa miệng cho trẻ sơ sinh

- Trẻ sơ sinh thường xuyên bị tưa lưỡi (nấm lưỡi). Lá hẹ là một phương pháp để rơ miệng cho trẻ và phòng tưa lưỡi hiệu quả.

- Cách thực hiện:

  • Giã nát khoảng 10 – 15 lá hẹ đã rửa sạch và chắt lấy nước, bỏ phần bã đi.
  • Pha thêm nước cốt với một chút nước ấm.
  • Nên rơ lưỡi cho trẻ khi bụng đói để tránh trường  hợp bị nôn trớ.
  • Sau khi rửa tay thật sạch thì mẹ xỏ gạc tiệt trùng  vào ngón tay trỏ (mua ở các hiệu thuốc) chấm vào nước hẹ rồi rơ lên các vị trí vùng nướu và lưỡi của con.
  • Các mẹ kiên trì thực hiện thường xuyên thì các nấm sẽ  biến mất.

- Bên cạnh các bài thuốc hữu ích cho trẻ sơ sinh thì tác dụng của lá hẹ với trẻ em bao gồm:

Lá hẹ giúp giảm đau khi mọc răng

- Cách thực hiện:

  • Lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt ngắn, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt và để vào một chiếc chén sạch.
  • Mẹ rửa tay thật sạch và tiếp tục xỏ gạc vào tay và thấm nước lá hẹ xoa nhẹ nhàng lên nướu của trẻ vài lần để giúp cải thiện tình trạng đau răng.

Chữa đái dầm, tiêu chảy lâu ngày ở trẻ em

- Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá hẹ tươi, gạo.
  • Cho gạo vào nồi và bắt đầu ninh cháo.
  • Khi cháo sôi và đã nhừ thì cho lá hẹ rửa sạch, cắt khúc vào. Có thể cho thêm ít đường để dễ ăn hơn.
  • Nên kiên trì sử dụng trong 10 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.
tac-dung-cua-he
Tác dụng của rau hẹ với nam giới là gì?

Tác dụng của rau hẹ với nam giới

Lá hẹ có rất nhiều tác dụng tốt cho đối tượng sử dụng là nam giới. Cụ thể một số tác  dụng và bài thuốc cụ thể như:

Chữa xuất tinh sớm từ nước ép lá hẹ

- Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 500gr lá hẹ tươi rửa sạch và để ráo nước.
  • Xay nhuyễn lá hẹ cùng với một chút nước lọc.
  • Sau đó lọc lấy nước hẹ và uống.
  • Duy trì uống liên tục và 2 lần/ ngày.

Lá hẹ  trị thận yếu liệt dương, di tinh, mộng tinh, đau mỏi lưng gối

- Cách thực hiện:

  • Sử dụng 250 gr lá hẹ cùng với 60 gr nhân hồ đào và xào chín ăn trong ngày.
  • Duy trì dùng liên tục  trong 1 tháng để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam

- Cách thực hiện:

  • Ngâm khoảng 10 lít rượu cùng với tất cả các nguyên liệu như: Lá hẹ, khởi tử mỗi loại 200gram, ngưu tất, sơn thù môi thứ 300gram, thục địa khô 400gram, ba kích, kim anh mỗi vị 500gram, dâm dương hoắc 600gram, con ngài tằm đực khô 1000gram, đường kính 4kg. 
  • Sau 1 tháng ngâm thì có thể dùng được, tuy nhiên nên dùng với liều lượng vừa đủ, mỗi ngày 10 – 15ml, 2  lần/ ngày.

Nhờ những chất kháng sinh có trong lá hẹ mà nó có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella tryphi, Streptococcus hemolyticus, Shigella shiga, Coli Bethesda, Bacillus subtilis, Shigella flexneri…

Các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ thì trong lá hẹ còn chứa các lưu huỳnh tự nhiên và chất flavonoid. Những chất này sẽ có tác dụng hạn chế các nguy cơ gây ra một số bệnh ung thư như:  ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư dạ dày rất hiệu quả.

Trên đây là một số tác dụng của hẹ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo còn bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa để đem lại hiệu quả cao nhất khi dùng lá hẹ điều trị