Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng ung thư xương giai đoạn cuối và các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh


Bệnh ung thư xương giai đoạn cuối sẽ ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm cho người bệnh.  Việc phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời điều trị sẽ giúp người bệnh hạn chế được các nguy hiểm và kéo dài được thời gian sống hơn. Vậy triệu chứng của ung thư xương giai đoạn cuối như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Ung thư xương giai đoạn cuối là khi các tế vài ung thư đã xuất hiện ở nhiều vị trí trên cùng một xương rồi lan ra bề mặt của xương, xâm lấn đến các hạch bạch huyết, di căn đến các bộ phận khác. Đây cũng là mức độ tiến triển nghiêm trọng nhất của ung thư xương.

Đa phần ung thư xương sẽ xuất hiện nhiều ở gần gối, phần đầu xương chày, xương đùi hoặc xương cánh tay… Người mắc bệnh ung thư xương có tốc độ di căn nhanh hơn 3 – 4 lần so với những loại ung thư khác.

Ung thư xương là căn bệnh rất hiếm gặp và thường do những người  mắc các bệnh ung thư khác và di căn phát triển thành ung thư xương. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương, tuy nhiên nguyên nhân chính là do rối loạn di truyền có liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Bệnh thường xảy ra với những trẻ em đang ở độ tuổi phát triển xương. Hoặc cũng có thể do người bệnh phải làm việc trong môi trường có khả năng nhiễm phóng xạ cao và thường xuyên phải tiếp xúc trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương. 

1. Triệu chứng thư xương giai đoạn cuối

Các biểu hiện của ung thư xương giai đoạn cuối rất dễ làm cho người bệnh nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Theo dõi những triệu chứng dưới đây để biết cụ thể hơn các triệu chứng của bệnh:

  • Thời gian và tần suất đau nhức trong suốt một thời gian dài. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều về đêm và đau dữ dội. Có thể khi vận động các cơn đau sẽ ít hơn lúc thư giãn và nghỉ ngơi.
  • Kích thước khối u có sự thay đổi, ngày càng to hơn và gây đau trong xương. Vị trí của khối u lại có nhiệt độ ấm hơn so với những vị trí khác và do nguyên nhân khối u làm tăng tuần hoàn máu dưới da nên vùng da có khối u màu hồng. Lúc này người bệnh sẽ thấy vùng xương chứa tế bào ung thư đó nóng và sưng tấy hơn so với những phần xương khác.
  • Ở những vị trí có khối u dễ bị gãy xương ngay cả khi không chịu tác động mạnh hay gặp bất cứ tổn thương nặng nào.
  • Trường hợp nếu khối u xuất hiện ở vị trí gần cột sống sẽ gây ra tình trạng xẹp cột sống, chèn ép tủy và dây thần kinh cột sống gây ra các ảnh hưởng đến tứ chi. Nghiêm trọng hơn có thể làm liệt tứ cho hoặc tê liệt hệ thần kinh.
  • Nếu khối u di căn đến gan thì gan của người bệnh sẽ bị phình to và có các triệu chứng vàng da, vàng mắt, phân lỏng, nước tiểu có màu sậm.
  • Nếu khối u di căn đến phổi sẽ gây cho  người bệnh cảm giác khó thở, tràn dịch màng phổi và các cơn ho mãn tính. Bên cạnh đó khối u di căn đến các cơ quan khác sẽ có những triệu chứng tương ứng. Người bệnh nên hỏi kỹ hơn thông tin này với các bác sĩ chuyên khoa.
  • Kèm theo các triệu chứng đau nhức sẽ là những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn… cơ thể người bệnh bị suy nhược nhanh chóng.

Có thể biểu hiện của ung thư xương giai đoạn cuối mỗi người bệnh sẽ không giống nhau do còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người. Nếu người bệnh có thắc mắc nên hỏi trực tiếp ý kiến các bác sĩ chuyên khoa hoặc đi khám tại các cơ sở uy tín.

ung-thu-xuong-giai-doan-cuoi
Ung thư xương giai đoạn cuối  có triệu chứng nổi bật là đau nhức, sưng tấy

2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư xương giai đoạn cuối

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán ung thư xương có thể thực hiện các kỹ thuật như:

  • Chụp X - quang xương thẳng nghiêng: là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Giúp kiểm soát được khu vực bị đau, theo dõi và quan sát tiến triển của bệnh. Trước khi chụp X-quang, bạn sẽ phải bỏ hết đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể bởi kim loại có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể, gây cản trở cho quá trình thực hiện kỹ thuật.
  • Chụp xạ hình xương: Phương pháp này cho phép quan sát được toàn bộ hệ thống xương trong cơ thể, có độ nhạy cao. Do đó, đây là xét nghiệm được lựa chọn hàng đầu cho tất cả các bệnh nhân ung thư có nguy cơ di căn xương.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại và hiệu quả, mang đến hình ảnh rõ nét và chẩn đoán chính xác tình hình bệnh
  • Chụp cắt lớp vi tính: Đây cũng là một trong những kỹ thuật chỉnh đoán hình ảnh. Kỹ thuật này sẽ cho thấy mức độ lan rộng của  tổn thương trong xương, trong tủy xương hay ngoài xương bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phương pháp này. 
  • Các xét nghiệm khác có thể sẽ cần kèm theo tùy vào chỉ định của bác sĩ: Siêu âm ổ bụng, chụp X quang phổi giúp xác định tình trạng di căn.

Xem thêm các bài viết liên quan

ung-thu-xuong-giai-doan-cuoi
Người mắc bệnh ung thư xương giai đoạn cuối có những phương pháp điều trị nào?

Phương pháp điều trị bệnh

Các phương pháp điều trị ung thư xương hiện nay không có tác dụng điều trị tận gốc khối u mà chỉ có tác dụng ngăn cản sự phát triển của khối u. Người bệnh sẽ được bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh.

Một số phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị ung thư xương giai đoạn cuối như:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp triệt căn, giúp loại bỏ các khối u gây ra ung thư. 

Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ rộng đã làm giảm số lần cắt cụt chi được thực hiện cho những người bị ung thư xương. Vì nếu không được phẫu thuật cắt bỏ thì rất có thể các tế bào ung thư này sẽ lây lan sang các khớp xương khác của cơ thể. 

Sử dụng điều trị bằng thuốc

Bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thuốc. Với các hình thức như uống dạng viên hoặc theo dạng tiêm truyền đều được.

Hóa trị

Hóa trị giúp loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc tế bào ung thư quá nhỏ không nhìn được bằng mắt thường. Sử dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại này sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để ngăn chặn hoặc kìm hãm sự phát triển của các khối u. Đây cũng là một cách giúp giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư gây ra. Liệu pháp này sẽ nhờ vào tia xạ năng lượng cao giúp tạo ra những tổn thương tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển rộng.

Duy trì điều trị phương pháp kéo dài từ 5 – 8 tuần liên tục.

Chiếu xạ ung thư ở vùng nào thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ vùng cơ thể đó, và các tác dụng phụ cũng khác nhau.

Có những trường hợp bệnh nhân bị ung thư xương giai đoạn cuối có diễn biến xấu cần phải kết hợp điều trị cả nhiều phương pháp một lúc như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để nhanh chóng cải thiện cơn đau và các triệu chứng khó chịu, kéo dài thời gian sống.

Bệnh ung thư xương giai đoạn cuối là một bệnh nguy hiểm và có thể xảy ra mọi lứa tuổi nên mọi người không được chủ quan khi có các triệu chứng của bệnh ung thư xương giai đoạn cuối và theo các giảng viên khoa Điều Dưỡng của  Cao Đẳng Điều Dưỡng TPHCM thì bản thân mỗi người cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị.  Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bệnh nhân bị ung thư xương sớm phát hiện và có cách chữa hiệu quả nhất.