Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lá ngải cứu có những tác dụng tuyệt vời mà chúng ta không hề biết


Ngải cứu là một loại rau rất phổ biến, rất dễ mua và thường được sử dụng như một loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những công dụng chữa bệnh tuyệt vời mà lá ngải cứu mang lại.


Lá ngải cứu có tác dụng gì?

Tìm hiểu về cây ngải cứu

Ngải cứu là một loại cây có thân cỏ, sống lâu năm, cao khoảng từ 0,4m đến 1m. Phiến lá xẻ giống lông chim, lá mọc so le và có màu xanh thẫm, có nhiều lông và mặt dưới màu trắng xám. Cành non thường có nhiều lông. Chúng ta sẽ ngửi thấy mùi hắc nếu vò nát lá ngải cứu. Ngải cứu rất dễ trồng và chúng sẽ rất dễ bắt gặp cây ngải cứu mọc dại ở những bãi đất trống.

Thành phần chủ yếu của cây ngải cứu là: tinh dầu, flavonoid, các acid amin cholin và adenin.

Lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm hắc. Vậy theo đông Y, ăn lá ngải cứu có tác dụng gì?

  • Giảm đau nhức
  • Lợi tiểu
  • Hàn thấp, bạch đới, phong thấp
  • Điều hòa khí huyết, an thai, ôn kinh, đau kinh
  • Nôn mửa, kiết lỵ, đau bụng do lạnh
  • Kháng khuẩn, sát trùng:  trị viêm da, ghẻ lở, dị ứng, viêm gan và trị giun…
  • Cầm máu: Chảy máu cam, thổ huyết, đái ra máu, có thai ra huyết, phụ nữ có kinh nguyệt không đồng đều…

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<


Cây ngải cứu thường cao từ 0,4m đến 1m

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá ngải cứu

Trong cuộc sống của chúng ta đã rất quen thuộc với là ngải cứu, từ thời ông cha ta đã biết cách sử dụng lá ngải cứu để ngâm chân, chống muỗi… Nhưng trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng lá ngải cứu để điều trị rất nhiều căn bệnh khác. Hãy cùng theo dõi xem công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá ngải cứu như thế nào nhé!

Điều trị chứng chảy máu cam

Trong Đông y, là ngải cứu có thể được sử dụng để làm ấm kinh mạch và làm cho máu ngừng chảy nên thường được mọi người sử dụng để cầm máu. Trong một số nghiên cứu Cao đẳng Y tế Hà Nội đã phát hiện được, lá ngải cứu giúp làm đông máu nhanh hơn và làm rút thời gian chảy máu, đặc biệt là khi làm nóng lên sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Sách Dược cổ Trung Quốc của “Thánh Huệ Phương” cũng có ghi chép lại rằng lá ngải cứu điều trị chảy máu cam rất hiệu quả.

Điều trị chứng đau lách đau dạ dày do lạnh

Ngoài công dụng cầm máu, là ngải cứu còn có thể làm giảm những cơn đau bị gây ra do lạnh. Vì vậy, nếu các bạn gặp phải tình trạng đau ở lách hoặc dạ dày do bị lạnh thì có thể ăn lá ngải cứu để cải thiện tình hình. Trong cuốn sách "Vệ sinh dịch giản phương" nổi tiếng trong Đông y của Trung Quốc có ghi chép rằng, tình trạng bệnh có thể giảm nhẹ nếu sử dụng 10g lá ngải cứu để nấu nước uống mỗi ngày.

Điều trị tình trạng đại tiện ra máu

Với tác dụng cầm máu và làm ấm kinh mạch của lá ngải cứu, chúng ta có thể sử dụng để điều trị tình trạng đại tiện ra máu. Sau khi sử dụng lá ngải cứu để cầm máu, thì triệu chứng chảy máu hậu môn sau khi đại tiện sẽ được cải thiện rất nhiều. Theo ghi chép của cuốn sách "Kim thiên phương" chúng ta có thể điều trị bệnh đi ngoài ra máu bằng cách sử dụng lá ngải cùng với gừng tươi sắc thật đặc để lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần.


Sử dụng lá ngải cứu sau khi được hơ nóng để chườm vào các vùng trên cơ thể để giảm đau

Điều trị chứng ra mồ hôi trộm

Khi gặp phải tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và khi tỉnh dậy thì không có hiện tượng ra mồ hôi nhiều như vậy người ta thường gọi là chứng mồ hôi trộm. Trong trường hợp này, chúng ta cũng có thể điều trị bằng cách sử dụng lá ngải cứu. Cách sử dụng được ghi chép lại trong cuốn sách Bản thảo cương mục là: sử dụng 3 phần bạch phục thần, 2 phần lá ngải cứu, 3 phần ô hải pha cùng với nước sôi để uống. Chứng ra mồ hôi trộm sẽ có chuyển biến tốt nếu chúng ta sử dụng loại nước này để uống mỗi ngày.

Ngoài ra, người ta có thể sử dụng lá ngải cứu sau khi được hơ nóng để chườm vào các vùng trên cơ thể, đặc biệt là các huyệt vị để giảm đau. Đối với những người không bị bệnh cũng có thể sử dụng phương pháp này để chăm sóc sức khỏe.

Tên thực tế, lá ngải cứu mang lại rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khỏe thì khi bào chế lá ngải cứu để làm thuốc các  bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về Đông Y.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/