Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát tại một số địa phương và đã có không ít người bị mắc bệnh. Biểu hiện của loại bệnh này rất đa dạng, nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ diễn biến rất nặng có thể gây ra tử vong. Vậy những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây để bảo vệ con em mình nhé!
Nguyên nhân gây ra căn bệnh sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây ra căn bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính bị gây ra bởi siêu vi trùng Dengue. Bệnh sốt xuất huyết lây lan do con vật trung gian có tên là muỗi vằn (là loại muỗi có vằn đen và trắng tại thân và chân, thường sống ở những góc tối trong nhà). Khi muỗi vằn hút máu của người có bệnh sẽ có thể mang siêu vi trùng Dengue lây lan sang cho những người lành.
Trẻ thường có bản tính hiếu động và rất ham chơi, thích chơi ở những chỗ tối nên rất dễ bị muỗi vằn đốt. Do đó, hàng năm mỗi khi dịch sốt xuất huyết xuất hiện, chúng ta thường thấy những bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu đều là trẻ em.
Mặt khác, trẻ dễ bị muỗi vằn đốt hơn so với người lớn vì khi nô đùa trẻ thường tiết ra rất nhiều mồ hôi thu hút sự chú ý của muỗi vằn. Hơn nữa là do trẻ còn nhỏ, ham chơi, không có ý thức đề phòng muỗi đốt. Sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn của người lớn nên khi muỗi đốt sẽ dễ bị mắc bệnh.
Đa số những trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết có những biến chứng nặng là do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy làm sao để nhận biết được những biểu hiện bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em?
Những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ mà bố mẹ cần phải biết
Những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ
Khi bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, tình trạng của trẻ thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt ban đầu, giai đoạn nguy hiểm và cuối cùng là giai đoạn phục hồi.
Ở giai đoạn sốt ban đầu: Trẻ sẽ sốt cao liên tục từ s38-39 độ. Chúng ta sẽ thấy trẻ quấy khóc, bứt rứt,chán ăn, nôn trớ, buồn nôn, nôn, nhức đầu, đau khớp, đau cơ, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da, da sung huyết, xuất huyết tiêu hóa, đại tiện ra máu, nôn ra máu, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần, số lượng bạch cầu giảm… Trong giai đoạn này, chúng ta thường rất dễ nhầm lẫn bệnh sốt xuất huyết với những căn bệnh thông thường khác.
Giai đoạn nguy hiểm: Giai đoạn này thường rơi vào ngày thứ 3 đến thứ 7 tính từ thời điểm trẻ bắt đầu mắc bệnh. Trẻ bắt đầu hạ sốt và có những biểu hiện như: phù nề mi mắt, gan to, tràn dịch màng phổi và màng bụng, có thể xảy ra tình trạng thoát huyết tương.
Nếu trẻ bị thoát huyết tương nhiều chúng ta có thể nhận biết được qua những dấu hiệu: bứt rứt, vật vã, da lạnh ẩm, lạnh đầu chi, ngủ li bì mê man, tiểu ít, trên cơ thể xuất hiện những mảng bầm tím, mạch nhanh nhỏ, xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, máu lợi, tiểu ra máu, tụt huyết áp hoặc có thể sẽ không đo được huyết áp.
Trong trường hợp không thấy những dấu hiệu xuất huyết nhưng nếu bị sốc sẽ rất dễ dẫn đến tử vong ở trẻ. Biểu hiện của việc trẻ bị sốc chính là: giảm tri giác, giảm nhiệt độ, giảm huyết áp. Một số trường hợp nặng hơn có thể bị rối loạn đông máu.
Giai đoạn phục hồi: Khi trẻ đã qua giai đoạn nguy hiểm từ 48 đến 72 tiếng, trẻ sẽ có những biểu hiện như: hạ sốt, tình trạng sức khỏe có chuyển biến tích cực, huyết áp ổn định, thèm ăn và tiểu nhiều.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Thường xuyên lau người để hạ sốt cho trẻ
Khi thấy biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em cha mẹ nên là gì?
Ngay sau khi phát hiện những biểu hiện bệnh sốt xuất huyết ở trẻ, để tránh làm bệnh nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm thì cha mẹ cần phải làm ngay những công việc sau đây:
- Cho trẻ uống thật nhiều nước để bổ sung lại lượng nước trong cơ thể bị mất đi. Có thể cho trẻ uống tất cả các loại nước như: nước chanh, nước dừa, nước cam, các loại nước ép hoa quả, nước đun sôi để nguội… Nhưng không nên cho trẻ uống các loại nước có màu đen, đỏ, các loại nước có ga.
- Hạ sốt cho trẻ bằng cách thường xuyên dùng nước ấm lau mát cơ thể đặc biệt là những vùng nách và háng. Để tránh cho trẻ bị viêm phổi thì tại vùng ngực và lưng chúng ta phải lau thật nhanh.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn những đồ ăn dạng lỏng, giàu dinh dưỡng hoặc có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại vitamin A, vitamin B. vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch và hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.
- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau khi thấy trẻ có những dấu hiệu chuyển biến nặng hơn.
Không nên cho trẻ uống các loại nước có ga hoặc các loại nước sẫm màu
Những điều cha mẹ không nên làm khi thấy trẻ bị sốt xuất huyết
Vì không nắm rõ được tình trạng bệnh của trẻ nên cha mẹ không được tự ý thực hiện việc chữa trị để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. sau đây là một số điều cha mẹ không nên làm:
- Cạo gió: Việc làm này có thể sẽ khiến cho trẻ bị đau, chảy máu và gây ra nhiễm trùng.
- Cho trẻ uống thuốc aspirine: việc tự ý cho trẻ uống thuốc aspirine có thể làm cho trẻ bị xuất huyết dạ dày.
- Không được tự ý truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết.
- Để tránh gây ra nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa thì cha mẹ không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ hoặc đen như : Pepsi, Coca…
Trên đây, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp cho bạn đọc những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ, các bậc cha mẹ nên hết sức lưu ý để tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/