Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu bệnh bướu cổ là gì? Phương pháp nào được dùng trong điều trị bệnh?


Bướu cổ là bệnh lý của tuyến giáp, đây là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước, dưới thấp của cổ, áp vào các mặt bên của thanh quản và những vòng đầu tiên của khí quản. Cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Dấu hiệu bị bệnh bướu cổ ra sao? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?

1. Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ

  • Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên sử dụng các thức ăn đã được chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh… những thực phẩm này chứa nhiều chất béo, ít chất xơ không hề tốt  cho sức khỏe người sử dụng và gây độc cho cơ thể đó cũng là nguy cơ mắc u bướu. Thiếu i-ốt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bướu cổ. 
  • Hút thuốc lá: thành phần của thuốc lá chứa hoạt chất nicotin – nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc các bệnh về bướu và u bướu cho người sử dụng và những người xung quanh khi hít phải khói thuốc lá của người đang hút.
  • Giới tính: Ở nữ giới có khả năng mắc u bướu cao hơn nam giới. Do người phụ nữ thường phải trải qua nhiều biến động về nội tiết hơn nam giới, có thể kể đến như quá trình dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, trong và sau khi mang thai, thời kỳ mãn kinh, thường xuyên căng thẳng lo âu… những thay đổi này sẽ  tác động một phần không nhỏ tới hormone tuyến giáp, tích tụ trong thời gian dài và lâu dần sẽ phát bệnh.
  • Ô nhiễm môi trường và đặc thù công việc: Môi trường bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân và đặc thù nghề nghiệp phải làm việc trong môi trường độc, hại hít phải khói, bụi của các khí thải công nghiệp… Đây cũng là một nguyên nhân tiếp theo dẫn đến u bướu xuất hiện.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-buou-co

Bệnh bướu cổ dễ nhìn thấy khi cổ sưng to bất thường

2. Những dấu hiệu của bệnh bướu cổ

Bệnh nhân bướu cổ thường bị đau rát cổ họng, ho, nói khàn, nuốt khó, mêt mỏi và đi kèm với đó là kích thước tuyến giáp to ra. Cụ thể như sau:

  • Cổ sưng to: Người bệnh sẽ có cảm giác cổ họng đau, khó nuốt và còn khó thở. Sau khi quan sát qua gương thì thấy phần cổ sưng to bất thường.

  • Trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng: Ở bệnh nhân xuất hiện bướu cổ sẽ thấy sút cân nhanh chóng mặc dù vẫn ăn rất nhiều và không có biện pháp giảm cân.

  • Giọng nói khàn: Khi này bướu cổ phát triển với kích thước lớn hơn sẽ chèn ép dây thần kinh quặt ngược gây khó nói, khàn tiếng và đôi khi thay đổi cả giọng nói.

  • Huyết áp cao: Tim hoạt động quá tải do ảnh hưởng của sức bơm máu từ tim, nhịp tim chậm vì lượng kích thích tố tuyến giáp không đúng hàm lượng cho phép.

  • Đau chân tay, đau cơ: Người bệnh thấy bị tê, đau ở cánh tay, chân, tay, bàn tay. Nguyên nhân là do các dây thần kinh bị tổn hại vì tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, làm cho việc gửi tín hiệu từ bộ não và tủy sống đi khắp cơ thể bị cản trở và lượng kích thích tố đến các chi, cơ bắp không được đầy đủ, gây đau.

3. Chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh bướu cổ

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Bác sĩ cần biết chính xác căn bệnh mà bạn mắc đang ở mức độ nào để từ đó đưa ra chỉ dẫn  người bệnh về liệu pháp điều trị cho phù hợp.

- Xét nghiệm máu: đây sẽ là xét nghiệm được thực hiện đầu tiên vì đây là xét nghiệm dễ thực hiện và có thể kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể. 

- Siêu âm: Thực hiện bằng cách dùng sóng âm để hiển thị hình ảnh tuyến giáp. Hình ảnh này cho thấy các mô trong tuyến giáp và có thể phát hiện được hạch, u nang hay bất kể dấu hiệu bất thường nào trong tuyến giáp. Tuy nhiên thực hiện phương pháp này không thể xác định đó là u lành hay u ác tính nên người bệnh phải thực hiện sinh thiết.

- Sinh thiết: Chọc sinh thiết giúp các định được u, bướu trong tuyến giáp lành tính hay ác tính. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng ống tiêm trọc trực tiếp vào phần cần xét nghiệm và hút rồi sau đó mang đi phân tích.

- Chụp tuyến giáp: Chụp hình ảnh tuyến giáp có thể giúp quan sát các mô của các bướu lớn. Thuốc nhuộm phóng xạ được đưa vào trong cơ thể người bệnh để nhằm mục đích nhìn thấy tuyến giáp tốt hơn. 

benh-buou-co
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định  người bệnh dùng các kỹ thuật chẩn đoán 

Những phương pháp điều trị bệnh

Bướu cổ được đánh giá là một căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của bướu cổ đều có liên quan đến hệ thần kinh và khi bình thường thì tuyến giáp sẽ hấp thu iode từ thực phẩm, từ chất dinh dưỡng. Tùy vào tình trạng bướu  cổ và kích thước của bướu để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Thường sẽ sử dụng 3 phương pháp như:

Phóng xạ i-ốt

Mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng phương pháp phóng xạ i-ốt.

Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách uống dưới dạng lỏng hoặc dưới dạng con nhộng. Trở về nhà sinh hoạt bình thường và thuốc sẽ phát huy hiệu quả sau 6 – 8 tuần sau khi uống thuốc.

Hiệu quả của quá trình đạt tới 85% chấm dứt các triệu chứng của bướu cổ và giảm được đáng kể kích thước của khối u bướu.

Điều trị bằng thuốc

Đây là phương pháp điều trị bướu cổ lành tính thường xuyên được sử dụng để điều trị.

Tác dụng khi điều trị bằng thuốc là sẽ làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên giúp kích thước của bướu nhỏ lại.

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống aspirin hoặc thuốc corticisteroid để điều trị kháng viêm để giảm thiểu các triệu chứng của viêm tuyến giáp. Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để có kết quả sau khi điều trị.

Thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như đau ngực, đổ mồ hôi,  đau đầu... nên cần cân nhắc thật kỹ giữa lợi và hại trước khi sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược  sĩ trước và trong quá trình điều trị bằng thuốc.

Phẫu thuật

Chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật trong các trường hợp: bướu chèn vào đường thở hoặc vào trong lồng ngực gây chèn ép, khó thở, khó nuốt… Nghi ngờ bướu cổ là ung thư

Mổ bướu chỉ giúp làm giảm triệu chứng do bướu to chèn ép lên các cơ quan khác ở cổ, chứ không chữa được căn nguyên gốc rễ của bệnh mà tác dụng phụ của biện pháp này có thể xảy ra khá nhiều. Do đó, bác sĩ thường sẽ cân nhắc kĩ trước khi chỉ định cho người bệnh liệu pháp này.

Phẫu thuật có thể dẫn đến biến chứng suy giáp và khi đó, bạn có thể phải sử dụng thêm các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp để điều trị tình trạng này.

Tùy thuộc vào mức độ, loại bướu tuyến giáp và tính chất của bướu là lành tính hay ác tính mà bác sĩ sẽ chỉ định theo mỗi loại phẫu thuật khác nhau.

benh-buou-co
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh bướu cổ

4. Cách chăm sóc bệnh nhân  khi bị  bướu cổ

Nhằm cho quá trình điều trị kết thúc sẽ đạt được kết quả cao thì song song với  việc dùng thuốc người bệnh nên lưu ý một vài điều sau:

  • Chú ý  đến chế độ  dinh dưỡng hàng ngày: Ưu tiên bổ sung các vi khoáng như i-ốt, selen, kẽm, magiê và vitamin A, các thực phẩm giàu protein. Bên cạnh đó thường xuyên ăn sữa chua, trái  cây tươi, rau có màu xanh đậm, các loại đậu… Dinh dưỡng sẽ góp phần làm cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm có chứa cyanates (bắp cải, su hào, củ cải), các thực phẩm chứa nhiều chất béo (mỡ lợn, dầu cá, bơ).
  • Không được tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ  định của thầy  thuốc: Trong trường hợp tuyến giáp hoạt động bình thường và bướu không gây ra các triệu chứng gì ảnh hưởng đến sức khỏe thì không nên dùng thuốc. Không tự ý dùng thuốc tây hoặc đắp thuốc theo một vài  bài thuốc dân gian vì có thể làm cho tình  trạng bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.
  • Thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi: dành  nhiều thời gian  nghỉ  ngơi, thư giãn đọc sách, đi dạo… trong khi thời gian mắc bệnh để việc điều trị có kết quả tốt hơn.
  • Khám định kỳ sức khỏe: Xây dựng thói quen khám bệnh định kỳ để kịp thời chẩn đoán và điều trị các dấu hiệu khác của bệnh.

Theo các giảng viên khoa Điều Dưỡng Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ lượng iod cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu tuyến giáp to ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám chẩn đoán và điều trị kịp thời.nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về dấu hiệu bị bệnh bướu cổ thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được giải đáp và có những liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, để các triệu chứng của bệnh không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.