Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Từ tháng 3/2019: Nhật Bản nới lỏng nhiều quy định với Điều dưỡng Viên Việt Nam


Nhật Bản dự kiến thực hiện các chính sách nới lỏng với Điều dưỡng nước ngoài (nhất là tiêu chuẩn về ngoại ngữ) từ tháng 3/ 2019 nhằm thu hút nguồn lao động chất lượng cao từ các nước khác trên thế giới.

Vào cuối năm 2017, chính phủ Nhật Bản bắt đầu “mở cửa” cho thực tập sinh ngành Điều dưỡng từ nước ngoài vào. Với mục tiêu bổ sung nguồn nhân lực chất lượng, nước này đã lên kế hoạch nhằm thu hút các điều dưỡng viên đến từ các nước, trong đó có Việt Nam. Thế nhưng, đến tháng 2/2018 mới có khoảng hơn 200 thực sinh nước ngoài học tập và làm việc trong lĩnh vực này. Nguyên nhân hàng đầu được chỉ ra có thể do những quy định khắt khe về khả năng sử dụng tiếng nhật của Điều dưỡng, cao hơn hẳn so với các ngành nghề khác.

Điều dưỡng Viên tại NhậtTrước đây, yêu cầu về trình độ tiếng Nhật với Điều dưỡng Viên nước ngoài cao hơn

Sẽ điều chỉnh chính sách cấp visa, thị thực cho người nước ngoài tại Nhật

Theo một trang tin chính thống của nước này, do các Điều dưỡng Viên nước ngoài chỉ được xin gia hạn visa ở lại Nhật nếu vượt qua được bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật nhất định. Vì vậy, giới quan chức của chính phủ dự kiến sẽ cho phép thực tập sinh tiếp tục ở Nhật thêm 2 năm nếu họ cam kết học tiếng Nhật. Sự điều chỉnh quy định này có thể bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2019.

Không chỉ nới lỏng về tiêu chuẩn trình độ mà Nhật Bản còn dự kiến sẽ áp dụng thị thực mới, tiếp nhận thêm nhiều lao động nước ngoài với đa dạng ngành nghề, trong đó có nhóm ngành chăm sóc sức khỏe. Quy định này có thể bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/2019.

Từ năm 1993, Nhật Bản đã thực hiện chương trình thực tập sinh kỹ thuật cho người nước ngoài để hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc đào tạo kỹ năng cần thiết cho người lao động.

Để quản lý chặt chẽ, chính phủ nước này buộc phải ban hành một loạt các biện pháp để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động vừa ngăn chặn những tệ nạn xã hội nhằm giải quyết tốt tình trạng thiếu hụt lao động. Cụ thể, chính sách thị thực với các nước châu Á gồm: Indonesia, Campuchia, Mông Cổ, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Lao động đến từ các nước này được phép làm việc trong 14 lĩnh vực khác nhau, từ xây dựng, nông nghiệp, kinh doanh nhà hàng cho đến điều dưỡng,...

Theo quy định mới về việc cấp thị thực cho người nước ngoài, nếu từ 18 tuổi trở lên sẽ được nhận hai loại thị thực. Loại 1 cần kinh nghiệm, trình độ học vấn còn loại thứ hai thiên về kỹ năng làm việc.

Bên cạnh đó, Nhật Bản hứa hẹn sẽ thay đổi chính sách về lương, số giờ làm cho người lao động đồng thời thực hiện những biện pháp để chấm dứt tình trạng môi giới trái phép, hưởng lợi từ người lao động.

Không những thế, Tokyo còn đưa ra gói chính sách 126 điểm để hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày cho người lao động có quốc tịch nước ngoài, dành 22,4 tỷ yên (khoảng 201 triệu USD) để hỗ trợ các lao động nước ngoài trong tài khóa này và tài khóa 2019 (bắt đầu vào tháng 4 tới).

Ngoài ra, Nhật Bản cũng lên kế hoạch thành lập 100 trung tâm dịch vụ, tư vấn liên quan đến lĩnh vực việc làm, thị lực, Y tế, Giáo dục, sử dụng 11 thứ tiếng, có cả tiếng Anh, Trung, Nhật và tiếng Việt. Tại các bệnh viện, nơi công cộng đều được khuyến khích dùng nhiều thứ tiếng để hỗ trợ tối đa cho người nước ngoài đang làm việc tại Nhật.

>>> Báo động tình trạng bác sĩ tự tử vì làm việc quá sức

>>> Liệu ngày mai công lý có đến với Công Lương?