Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngành Điều dưỡng là gì? Những khái niệm và tên gọi ngành Điều dưỡng


Việc tìm hiểu khái niệm cũng như những tên gọi liên quan đến ngành Điều dưỡng là điều cần thiết giúp các bạn thí sinh có cái nhìn bao quát về ngành Điều dưỡng là gì? Đồng thời định hướng được công việc, trách nhiệm của người làm nghề này trong tương lai.

Những khái niệm và tên gọi ngành Điều dưỡng

Cử nhân Điều dưỡng là gì?

Có không ít người lầm tưởng rằng phải tốt nghiệp ngành Điều dưỡng bậc đại học mới được gọi là Cử nhân Điều dưỡng. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng sẽ được gọi là cử nhân Điều dưỡng Cao đẳng. Cách gọi này để phân biệt với những cử nhân Điều dưỡng hệ Đại học. Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên sẽ được gọi là cử nhân hoặc kĩ sư. Khi tốt nghiệp Trung cấp sẽ được gọi là Điều dưỡng Viên. Để trở thành bác sĩ Điều dưỡng, thí sinh phải thi đỗ Đại học Y và trải qua quá trình học gian nan khoảng 4 – 6 năm.

Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng tiếng anh là Nursing (Y tá) - tên gọi dùng để chỉ một ngành trong hệ thống các ngành Y tế, gắn liền với việc các bà mẹ chăm sóc trẻ em từ thuở lọt lòng) nâng cao sức khỏe cho con người. Ngày nay, bên cạnh bậc đại học, còn có các Trường Cao đẳng Điều dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh thực sự đam mê.

Học Điều dưỡng ra trường làm gì?

Công việc của Điều dưỡng sau khi học xong khá đa dạng. Họ đánh giá và theo dõi bệnh nhân bằng cách tiếp cận toàn diện, xác định bệnh nhân cần làm gì để giữ gìn, cải thiện sức khỏe. Sau đó cung cấp những dịch vụ chăm sóc nếu cần thiết. Vì thế, họ phải phối hợp với bác sĩ và các Điều dưỡng, kỹ thuật viên trị liệu một cách nhịp nhàng để bảo vệ quyền lợi cho người bệnh. Họ cũng có thể là những người giáo dục, giải thích và hướng dẫn thủ tục, phương pháp điều trị cho bệnh nhân; dạy họ cách tự chăm sóc bản thân và vận động để phục hồi hoàn toàn.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Điều dưỡng luôn rộng mở

 Dưới đây là những công việc cụ thể:

  • Phát hiện và ngăn ngừa những loại thuốc có vấn đề gây hại cho con người
  • Có kế hoạch và kịch bản cụ thể để thuyết phục những người bị tâm thần theo đúng chương trình chăm sóc đặc biệt
  • Thuyết phục và mẹ trẻ nghèo để cứu mạng đứa bé qua các lần khám thai
  • Cấp thuốc giảm đau cho người bệnh khi có yêu cầu
  • Ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm
  • Chẩn đoán nhịp tim nhanh, chậm hay phức tạp của bệnh nhân.
  • Phân loại bệnh nhân dựa trên đánh giá của chuyên gia
  • Cung cấp các loại thuốc uống và tiêm phù hợp nhất
  • Trực tiếp chăm sóc những ca la hét; khóc, cười hoặc giả chết
  • Quản lý những trường hợp bạo lực, say xỉn cho đến khi có nhân viên an ninh đến
  • Dạy cách tránh lây nhiễm HIV, cách sống chung với bệnh này và các bệnh tật nguy hiểm khác
  • Giải thích những gì bác sĩ đã cố gắng truyền đạt
  • Với tư cách là sĩ quan, họ quản lý các hoạt động chăm sóc quân sự phức tạp ở những khu vực có chiến sự
  • Điều hành hệ thống y tế cho cộng đồng ở nông thôn và đô thị
  • Từ chối cho dùng thuốc sẽ làm tổn thương thai nhi, hoặc bất kỳ bệnh nhân nào khác.
  • Tham mưu với bác sĩ trong việc lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

>>> Xem chi tiết Học Cao đẳng Điều Dưỡng ra trường làm gì?

Phân loại Điều dưỡng Viên theo hạng

Hiện nay, Bộ Y tế phân chia nghề Điều dưỡng thành: Điều dưỡng hạng II, Điều dưỡng hạng III và Điều dưỡng hạng IV. Mỗi hạng, người làm nghề có những tiêu chuẩn đạo đức cùng các chức năng nhiệm vụ khác nhau.

Điều dưỡng hạng 2

Điều dưỡng hạng II đảm nhận vai trò khám chữa bệnh cho người dân tại các sở Y tế: tiếp nhận, khám, đánh giá, phối hợp với bác sĩ lên phác đồ điều trị, theo dõi người bệnh thường xuyên; thực hiện các y lệnh của bác sĩ và báo cáo kịp thời trong những tình huống bất ngờ. Ngoài ra, họ cũng tham gia vào việc tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bằng cách thực hiện các chiến dịch truyền thông. Nhiệm vụ cao cả của họ còn là nhận hướng dẫn, đào tạo thực tập sinh trong việc nghiên cứu, thực hành các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe.

Tiêu chuẩn phải tốt nghiệp chuyên ngành Điều dưỡng bậc đại học trở lên; đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ bậc 2 trở lên và thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng theo thông tư của Bộ GD và Bộ thông tin truyền thông. Bên cạnh đó, Điều dưỡng Viên cần có năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Chẳng hạn như có kiến thức cơ bản về pháp luật trong công tác bảo vệ sức khỏe;  am hiểu quy trình điều dưỡng; biết thực hiện các kỹ thuật  cơ bản như sơ cứu, cấp cứu khi có tai nạn,…

dieu-duong-vien-can-co-nang-luc-chuyen-mon-nghiep-vu-nhat-dinh

Điều dưỡng Viên cần có năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhất định

Điều dưỡng hạng 3 và hạng 4

Để được thăng chức lên cấp bậc này từ hạng 3, 4 ít nhất phải có 9 năm thâm niên làm việc, trong đó ít nhất là 2 năm giữ chức danh Điều dưỡng Viên hạng III – có nhiệm vụ tương tự nhưng khác về tiêu chuẩn trình độ cũng như năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ. Người được thăng chức từ hạng IV lên hạng III phải có ít nhất là 2 năm giữ chức vụ Điều dưỡng Viên hạng IV nếu lần đầu  tuyển dụng đã tốt nghiệp Cao đẳng và tối thiểu là 3 năm nếu lần đầu tuyển dụng mới tốt nghiệp trung cấp. Yêu cầu đối với những Điều dưỡng Viên hạng 4 là tốt nghiệp ngành Điều dưỡng hệ trung cấp trở lên ( nếu tốt nghiệp ngành hộ sinh thì cần có chứng chỉ thực hành nghề Điều dưỡng theo chuẩn của Bộ Y tế) đồng thời cần có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo thông tư số 01/2014/TT – BGD&ĐT ngày 24/1/2014 của Bộ GD&ĐT hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những công việc yêu cầu sử dụng thứ tiếng này.

Dựa vào thứ hạng phân loại nói trên, chúng ta phần nào dự đoán được mức lương của Điều dưỡng Viên. Càng nhiều năm kinh nghiệm chắc chắn hệ số lương càng cao. Thu nhập của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác năng lực, số giờ làm thêm,...

Trên đây, bạn đọc chắc hẳn đã nắm được chi tiết Điều dưỡng là gì. Điều dưỡng là một ngành nghề không thể thiếu trong nền Y tế nước ta cũng như trên thế giới. Ngành học này ngày một được chú trọng quan tâm và phát triển nhiều cơ sở giảng dạy tốt, đào tạo những người có chuyên môn cao ra làm việc.