Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lần đầu làm “chuyện ấy” của bác sĩ nam khoa sản


Lúng túng lấy khăn che vùng nhạy cảm ở thai phụ, mồ hôi đầm đìa,…đó là chuyện kể về lần đầu tiên làm công việc đỡ đẻ của bác sĩ trẻ tên là Tuấn Anh quê ở tỉnh Quảng Ninh.


đỡ đẻ

Bác sĩ Tuấn Anh đang thực hiện công việc hằng ngày là khám thai

Tim đập nhưng không cho phép tay run

Gặp bác sĩ nam sản khoa trong một buổi chiều tan ca ở một quán cà phê, nhóm nghiên cứu ngành Cao đẳng Hộ sinh chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh một chàng trai trẻ tuổi, lịch lãm trong bộ quần áo vest thắt ca – la – vát chỉn chu. Anh không ngần ngại ngồi sát gần và nói chuyện một cách cởi mở. Anh kể: Vào nghề cũng đã lâu, đến bây giờ tuy mọi động tác đã thành thục nhưng anh vẫn không thể quên được cái ngày ấy – lần đầu tiên anh đi làm nhiệm vụ đỡ đẻ. Ca đầu tiên của anh là một thai phụ chuẩn bị sinh con lần thứ 3. Lúc đó, người phụ nữ ấy được dự đoán là dễ đẻ, chỉ cần đẻ thường nên trách nhiệm của bác sĩ Tuấn Anh sinh năm 1991 là chỉ việc theo dõi quá trình chuyển dạ. Anh ngồi cạnh, hỏi han, trấn an tâm lý cho sản phụ cũng như hỏi chi tiết hợn về việc sinh con thứ nhất, thứ hai trước đây.

Anh thú thật: Tuy công việc này đã được anh thực hành thành thạo từ lúc còn là sinh viên nhưng lần đầu tiên phải trực tiếp đứng một ca sinh nên rất ngại ngùng, một cảm giác thật lạ đến khó tả khi ngồi cạnh thai phụ đang chuyển dạ. Cơn đau đẻ của chị bắt đầu kéo đến dồn dập khiến anh càng lo lắng. “mình rất lo lắng và băn khoăn không biết nên làm gì trước, làm gì sau liền cố nhớ lại những kiến thức lý thuyết đã được học ở trường để nhìn xem có gì bất thường hay không”, bs nhớ lại.

lần đầu đỡ đẻ

Tâm hồn trẻ nhưng bản lĩnh vững: tim đập nhưng không cho phép tay run

Những cơn đau của sản phụ bắt đầu dồn dập hơn. “Tôi thấy băn khoăn và lo lắng, cố nhớ lại lý thuyết mình học để định hình lại nên làm gì tiếp theo, quan sát xem có bất thường gì không. Tim đập thình thịch nhưng không phép để tay run còn miệng thì vẫn liên tục nói lời động viên thai phụ”, bác sĩ nhớ lại.

Anh lúng túng đến mức thai phụ đau đẻ vẫn phát hiện được. Chị động viên ngược lại khiến mọi người trong căn phòng bật cười: “có khi chị còn có kinh nghiệm hơn chú đấy nhỉ, đau đẻ như thế này là ở mức bình thường mà”. “Khi thấy tôi vội lấy cái khăn để đậy vùng kín lại, nhiều bệnh nhân khác cứ lấy tay che miệng cười “tủm ta tủm tỉm” khiến tôi cực kì ái ngại, mồ hôi trán ướt đẫm”, anh nói thêm. Cũng may chị này sinh con lần thứ ba nên mọi thứ rất thuận lợi, dường như anh chỉ việc đưa tay lên là đỡ được đứa bé ra rồi cắt dây rốn là xong.

Vỡ òa hạnh phúc khi con trẻ chào đời

Đến tận bây giờ kể lại, nam bác sĩ vẫn không khỏi hồi hộp. Lần đó, mãi đến khi “mẹ tròn con vuông” thì mới hết xấu hổ, ngại ngùng. Tôi thở phào nhẹ nhõm và niềm hạnh phúc lâng lâng vì lần đầu tiên đứng ca sinh thành công, chào đón một thiên thần nhỏ đến với thế gian như chính là con yêu của mình vậy. Đã hơn hai năm kể từ ngày ấy nhưng hai bên vẫn thường xuyên liên lạc cho nhau và bác sĩ Tuấn Anh được gia đình gọi bằng tên gọi thân thuộc, yêu thương: “cha đỡ đầu”.

đỡ đẻ thành công

Sau mấy năm làm nghề bác sỹ Tuấn Anh đã được đứng phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân

Được biết, BS Nguyễn Tuấn Anh đang công tác tại khoa sản của bệnh viện nhi tỉnh Quảng Ninh. Anh đến với nghề “đỡ đẻ” như một cái duyên bởi ban đầu anh vốn theo đuổi khoa ngoại nhưng trong suốt quá trình học tập, thực hành anh bỗng nhận thấy bản thân có nhiều đặc điểm phù hợp hơn với nghề này, từ đó anh quyết tâm gắn bó với nó.

Làm bác sĩ nam sản khoa có thể khó nhưng cũng có thể dễ hơn đối với nữ. Bởi lẽ họ không chỉ cần thông minh, nhanh nhẹn, giỏi chuyên môn mà cần thấu hiểu tâm lý phụ nữ, biết thông cảm,… thì mới giúp thai phụ yên tâm. Hơn nữa, công việc phải tiếp xúc với vùng nhạy cảm của phụ nữ khiến nhiều người ái ngại,…Tuy nhiên nếu gạt đi được sự xấu hổ, ngại ngùng thì họ có rất nhiều lợi thế là có một sức khỏe phi thường để “chống chọi” với những ca sinh “khó đỡ” trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Họ âm thầm hy sinh  ngày đêm vì hạnh phúc của hàng triệu gia đình.