Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Liệu ngày mai công lý có đến với Công Lương?


Ngày 30/1(tức ngày mai), tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình sẽ tuyên án đối với các bị cáo bị khởi tố trong vụ chạy thận làm 9 người chết ở bệnh viện đa khoa tỉnh này. Rất nhiều người tin và hy vọng BS Lương vô tội nhưng họ cũng vô cùng lo ngại, ngày mai công lý có đến với Công Lương?

bs LươngVụ BS Lương gây xôn xao dư luận trong gần 2 năm qua

Theo cách hiểu giản dị, công lý nghĩa là lẽ phải, là sự công bằng đã được chấp nhận bằng niềm tin của một xã hội có pháp luật và được bảo vệ trước những biến cố. Công lý cũng có thể là những quy tắc, chuẩn mực mà người ta sẽ mang ra để soi xét hành vi của con người.

Với bác sĩ, bị cáo Hoàng Công Lương thì công lý đang chập chờn ở đâu đó vì ngày mai Hội đồng xét xử của tòa mới chính thức đưa ra phán quyết tội Lương có tội hay không? Theo kết quả tìm kiếm cụm từ bác sĩ Hoàng Công Lương trên google, có đến gần 90 triệu lượt seach chỉ trong vòng 0,3 giây, con số này tương đương với số dân hiện tại của Việt Nam. Kết quả này chứng tỏ đây sẽ là phiên tòa lịch sử của ngành tư pháp Việt Nam bởi hai lẽ:

Thứ nhất: Nếu HĐXX đủ lý lẽ và niềm tin nội tâm tuyên Hoàng Công Lương vô tội một cách thuyết phục, xã hội sẽ tin rằng: thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật; tin rằng công lý, lẽ phải được bảo vệ và tin rằng không có một vụ án “bỏ túi”, né trách nhiệm.

Quả thực, hơn bốn chục năm lịch sử, ngành tư pháp Việt Nam vẫn ca ngợi bản lĩnh và cái tâm trong sáng “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” của nữ Thẩm phán Phùng Lê Trân - người đã gạt bỏ mọi áp lực, dùng mọi lý lẽ và niềm tin nội tâm để tuyên bị cáo Tạ Đình Đề và 7 bị cáo khác vô tội vào năm 1976. Tạ Đình Đề vốn là người có rất nhiều giai thoại bí ẩn, bị bắt tạm giam, bị truy tố tới 3 tội danh.

Với biến cố y khoa ở Hòa Bình thì nguyên tắc “pháp luật buộc phải biết” và “pháp luật không buộc phải biết” là căn cứ đầu tiên để cơ quan tố tụng áp dụng để tìm “đúng người, đúng tội”. Đối với ngành y chẳng hạn, khi bệnh nhân đau chân mà bác sĩ tiêm thuốc đau bụng thì họ có lỗi, thậm chí có tội.

BS LươngLuật sư bào chữa động viên Lương hãy tin vào công lý

Bởi, pháp luật buộc bác sĩ phải biết loại thuốc nào sử dụng với bệnh nào. Nhưng pháp luật không buộc bác sĩ phải biết thuốc đó là thuốc rởm khi nó đã được cấp phép lưu hành mà trách nhiệm này thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về thuốc chữa bệnh.

Với vụ Hoàng Công Lương, những gì diễn ra tại phiên tòa đã rõ để có thể tuyên án.

Thứ hai: Nếu HĐXX tuyên án Hoàng Công Lương có tội, vô hình dung đã tạo ra một tiền lệ xấu, ít nhất là trong ngành y.

Theo logic đó, khi cấp cứu khẩn cấp, bác sĩ có thể nhẩn nha “ngồi chờ” để nơi cấp phát thuốc lấy giấy chứng nhận thuốc đảm bảo chất lượng; dụng cụ y tế đủ sạch; các loại dịch truyền đủ tiêu chuẩn... còn bệnh nhân có được cấp cứu kịp thời hay không; sống hay chết thì lại phải theo đúng “quy trình” để đảm bảo an toàn về pháp lý cho bác sĩ.

Dư luận “nóng rực” đều có lý lẽ và niềm tin của nó. Hầu hết không phải vì tình cảm riêng tư với bác sĩ Lương mà muốn vì công lý, vì lẽ phải và sự công bằng.

Để kết tội một con người, phải đặt vào hoàn cảnh cụ thể của vụ việc, phải vì một nền tư pháp tiến bộ, đừng vì những lý lẽ máy móc, lạnh lùng.

Trước đó, rất nhiều chuyên gia đầu ngành như GS Nguyễn Gia Bình, chủ tịch Hội Hồi sức Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai, Tiến sĩ Y khoa tốt nghiệp và công tác tại Mỹ, luật sư bào chữa,...đều đưa ra được những dẫn chứng xác thực để chứng minh BS Lương vô tội. Những vị này kiên quyết sẽ đi đến cùng để BV lợi ích cho đồng nghiệp. Cái khó ở đây là nhà nước ta chỉ có một cơ quan kiểm soát, tất cả họ đều có lập trường vững vàng, có cùng niềm tin BS Lương vô tội và động viên Lương tin vào công lý.

Nguồn : nhà báo Nguyễn Ngọc Năm VOV

>>> Luật sư: Chất lượng nguồn nước không thuộc về H. C. Lương

>>> Đề nghị xét xử luật sư tung tin “chứng cứ đầu độc”