Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kinh hoàng trước hình ảnh bé trai 5 tuổi bị rách da đầu do chó béc-giê cắn


Vừa qua, một bé trai 5 tuổi đã bị chó béc-giê cắn rách đầu trong lúc đi chơi ở nhà hàng xóm. Phụ huynh em nhỏ này đã lập tức đưa đi cấp cứu khi thấy bé có tình trạng da đầu bị rách rất nhiều đường.

Vào ngày 11-6, Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang ghi nhận và tiến hành điều trị cấp cứu cho một bé trai 5 tuổi có tình trạng đa vết thương vùng đầu, bị mất máu nhiều do vết cắn của chó béc-giê gây ra.

Bé trai này được nhập viện vào trước đó là tối 5-6 với tình trạng hết sức hoảng loạn khi vùng đầu bị chảy máu nhiều và có những vết tích của việc bị chó cắn.

Bé trai 5 tuổi đã bị chú chó béc-giê nặng 17 cân tấn công vào vùng đầu.Bé trai 5 tuổi đã bị chú chó béc-giê nặng 17 cân tấn công vào vùng đầu.

Theo thông tin mà gia đình bệnh nhân cho biết thì, trong lúc sang nhà hàng xóm chơi, bé trai đã nô đùa và không may bị một con chó nặng 17kg tấn công và cắn vào vùng đầu. Ngay sau khi phát hiện bé đã được người nhà tức tốc đi cấp cứu.

Điều đáng chú ý là chú chó béc-giê gây ra tai nạn chưa được chích ngừa dại.

Về trường hợp này, các bác sĩ bệnh viện khuyến cáo mọi người không được phép tiếp xúc với các vật nuôi hung dữ, to lớn đặc biệt là các loại chó để tránh sự tấn công của chúng gây ra vết thương nghiêm trọng.

Trong trường hợp bị chó mèo cắn thì cần phải rửa ngay vết cắn sạch sẽ trong vòng 15 phút sau và đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Cách xử lý khi bị chó cắn

Theo các chuyên gia thuộc trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, khi bị chó cắn, trẻ có thể nhiễm virus và lên cơn dại thậm chí là dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, bạn nên biết cách phòng ngừa bệnh dại và cách xử lý kịp thời, đúng cách khi bị chó mèo cắn.

Sơ cứu tại chỗ

Sau khi phát hiện trẻ bị chó cắn thì cần thực hiện ngay công tác sơ cứu bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh kết hợp với việc làm sạch vết thương với xà phòng một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được chà xát vết thương quá mạnh. Phụ huynh có thể dùng các dung dịch sát khuẩn, dung dịch muối để rửa vết thương cho bé.

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội hệ đào tạo chính quy năm 2019

Cần tiến hành rửa sạch vết thương cho bé sau khi bị chó cắnCần tiến hành rửa sạch vết thương cho bé sau khi bị chó cắn

Trong trường hợp nhận thấy sự chảy máu ở vết thương trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, phụ huynh đừng nên cố gắng cầm máu trong khi rửa vết thương. Sau 15 phút mà máu vẫn chảy thì cần đặt bông gạc ý tế lên vết thương và chờ thêm 7 phút. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì lại thêm gạc chứ không được gỡ ra để tránh chảy máu nhiều hơn. Khi máu ngừng chảy thì phụ huynh cần băng lại vết thương cho bé.

Khi bé có vết thương sâu với tình trang máu phun thành tia, bạn cần cố định xung quanh vết thương bằng cách buộc chun xung quanh ga rô. Ngay sau đó cần lập tức mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu tránh việc mất quá nhiều máu.

Với những vết thương sau, trẻ cần đợi thêm 3 ngày mới được tiến hành khâu dù cho chó có tiêm phòng hay chưa.

Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại

Trong một số trường hợp, phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng dại, cụ thể:

  • Trẻ em bị chó mèo cắn ở các khu vực nguy hiểm như: đầu, cổ, chân tay, cơ quan sinh dục...kể cả mức độ nhẹ hay nặng
  • Khi biết được chó mèo gây ra vết thương có những biểu hiện dại hoặc không có thông tin địa điểm và tình trạng dịch bệnh của chúng.
  • Tuy nhiên, phụ huynh chú ý không cần đưa trẻ đi tiêm mà cần theo dõi tình trạng sau 15 ngày khi nhận thấy:
  • Vết cắn của bé nhẹ và nằm ở các vị trí an toàn, cách xa trung tâm thần kinh trung ương
  • Chó mèo gây ra vết thương không mắc bệnh dại và ở khu vực có thể kiểm soát được.

Lưu ý: Sau 15 ngày bị chó cắn, nếu nhận được thông tin chó phát dại, chết, bị giết thịt hay thất lạc thì phụ huynh cần đưa trẻ đưa đi tiêm vacxin phòng dại.

Sau khoảng thời gian này nếu thấy chó vẫn bình thường thì trẻ không cần thiết phải tiêm dại.

Huyết thanh sẽ không còn tác dụng khi phụ huynh đưa con đi tiêm muộn, khi đó chỉ chỉ có thể được tiêm vacxin phòng bệnh dại. Chính vì vậy, phụ huynh có trẻ bị chó cắn, không được phép chủ quan mà cần theo dõi cũng như tuân thủ lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định một cách nghiêm ngặt.

Triệu chứng bệnh dại khi bị chó cắn

Trước khi phát bệnh 2-4 ngày bé sẽ có các biểu hiện như:

  • Cảm thấy bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt không rõ nguyên nhân và đau đầu
  • Xuất hiện tình trạng sốt cảm, sưng đau ở vết thương và lan rộng theo dây thần kịch của hệ bạch huyết

Khi bé bị phát bệnh dại thì sẽ có hiện tượng sốt cao trên 40,6 độ C, khản tiếng, mệt mỏi và ho ở 3 cấp độ:

  • Thể co thắt : đây là tình trạng chiếm đa số trẻ phát bệnh dại với các triệu chứng sợ ánh sáng, gió và nước - những nguyên nhân gây ra và làm trầm trọng hơn các biểu hiện co giật, run, có thắt. Tình trạng này khiến trẻ bị khó thở, dễ bị ngạt, tăng sự kích thích thần kinh từ đó gây ra ngất xỉu, mất ý thức, hôn mê thậm chỉ là tử vong chỉ trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 ngày.
  • Thể liệt: Trẻ sẽ có những biểu hiện liệt co thắt, dẫn đến nguy cơ tử vong do ngất xỉu hoặc ngạt thở.
  • Thể cuồng : Ở thể này trẻ có biểu hiện hung dữ vì bị kích thích thần kinh, thời gian phát bệnh và dẫn đến tử vong là rất nhanh.

Cách phòng ngừa bệnh dại cho bé

Khi nhà có trẻ em, gia đình cần hạn chế nuôi chó mèo. Nếu có nuôi thì cần tiêm phòng dại đầy đủ cho chúng.

  • Nếu nuôi chó thì cần các dụng cụ hỗ trợ như xích, chuồng và cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng.
  • Khi dắt chó ra đường, đi dạo thì cần đeo rọ mõm cho chúng
  • Khi phát hiện trẻ bị chó mèo cắn thì cần cho trẻ tiêm phòng đúng quy định
  • Thực hiện sơ cứu cho trẻ bị chó mèo thì cần tuân thủ các quy tắc đã nêu ở trên.
  • Tuyệt đối không nên nóng giận mà đánh chết chó