Bệnh Xơ cứng bên (PLS) là bệnh gì? những nguyên nhân nào gây ra bệnh? Phương pháp chẩn đoán và điều trị cho người bệnh ra sao?... Dưới bài viết chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về bệnh động kinh. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu và theo dõi nhé!!
Xơ cứng bên (PLS) là bệnh liên quan đến vấn đề thần kinh vận động, mà nguyên nhân tế bào thần kinh cơ chết dần, gây ra sự yếu, trong đó chân, tay, lưỡi là các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Diễn biến của bệnh tiến triển khá chậm, tuy nhiên có thể xảy ra phổ biến ở độ tuổi trung niên và cũng có những trường hợp là thanh thiếu niên do di truyền từ bố mẹ.
1. Nguyên nhân và những triệu chứng của bệnh xơ cứng bên (PLS)
Nguyên nhân gây ra bệnh
Hiện nay nguyên nhân cụ thể chính xác của bệnh chưa được công bố rõ ràng. Nhưng theo một vài các chuyên gia y tế thì nguyên nhân gây ra bệnh là do rối loạn thần kinh vận động trong tủy sống và não, chúng có nhiệm vụ chuyển giao tín hiệu từ não sang cơ bắp.
Các triệu chứng phổ biến
Do diễn biến của bệnh phát triển chậm nên có thể mất nhiều thời gian để phát hiện ra các triệu chứng bất thường:
- Chân của người bệnh có cảm giác cứng khớp và cơ bắp suy yếu ở chân khiến cho việc di chuyển và sinh hoạt khá khó khăn, có thể bị ngã do mất cân bằng.
- Xuất hiện những dấu hiệu tê cứng ở nhiều bộ phận như cánh tay, bàn tay, lưỡi và hàm.
- Tiếng nói có thay đổi khàn hơn, hay nói lắp.
- Khó nuốt khiến cho bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon miệng đôi khi còn kèm theo cả triệu chứng khó thở.
Hãy đến các cơ sở y tế để khám nếu bạn thấy những dấu hiệu bất thường xảy ra hoặc nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Dấu hiệu nhận biết và cách chữa nhức răng hàm trên
- Tìm hiểu về tình trạng đau thái dương bên phải và các cách khắc phục
- Ăn nho có tác dụng gì? Lợi ích từ việc ăn nho mà không phải ai cũng biết
2. Chẩn đoán và điều trị bệnh xơ cứng bên (PLS)
Những kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán bệnh
Khi bạn có ý định đi kiểm tra và thăm khám tại các cơ sở y tế sẽ được các bác sĩ yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán bệnh bao gồm:
- Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hoặc tìm ra những nguyên nhân gây yếu cơ.
- Chụp cộng hưởng từ não: Phương pháp hiện đại này cho ra những hình ảnh sắc nét, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán những dấu hiệu của sự thoái hóa tế bào thần kinh hoặc tìm ra những dấu hiệu bất thường của não.
- Điện cơ: Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ đưa một kim điện xuyên cực qua da vào các cơ quan khác nhau. Mục đích thực hiện là đo lường sự tham gia của tế bào thần kinh cơ và phân biệt được giữa xơ cứng bên và teo cơ.
- Dẫn truyền thần kinh: Phương pháp này sử dụng một dòng điện với hiệu điện thế thấp để kiểm tra và đo lường khả năng truyền xung điện của các dây thần kinh đến những cơ bắp khác nhau trên cơ thể.
- Chọc dịch não tủy: Chọc dò tủy sống ở phần lưng dưới để loại trừ bện đa xơ cứng và các nguyên nhân khác gây co cứng.
Phương pháp điều trị bệnh xơ cứng bên (PLS)
Sau khi thực hiện các kỹ thuật để giúp quá trình chẩn đoán bệnh được chính xác hơn. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị cho bệnh nhân dựa vào những biện pháp phổ biến sử dụng trong điều trị xơ cứng bên bao gồm:
- Dùng thuốc trong điều trị: Những loại thuốc được sử dụng để giúp giảm các co thắt cơ bắp xảy ra ở bệnh nhân như: baclofen, clonazepam (Klonopin) hoặc TIZANIDINE (Zanaflex). Tuy nhiên trong suốt quá trình dùng thuốc người bệnh nên tuân thủ đúng theo những chỉ định của các bác sĩ.
- Trong trường hợp người bệnh không thể sử dụng thuốc để điều trị thì có thể dùng phương pháp phẫu thuật: Thực hiện bằng phương pháp cấy một máy bơm thuốc để thường xuyên cung cấp baclofen trực tiếp vào dịch não tủy (bơm baclofen vào dịch não tủy).
- Vật lý trị liệu: là một phương pháp hữu hiệu giúp điều trị bệnh xơ cứng bên. Đối với từng giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp vật lý trị liệu khác nhau. Các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ bắp, cải thiện sự co cứng cơ và chính đó có thể giúp duy trì sức mạnh cơ bắp, khôi phục dần khả năng di chuyển linh hoạt cho bệnh nhân sau quá trình điều trị,
- Sử dụng những thiết bị hỗ trợ khác nhau: Các chuyên gia về vật lĩnh vực vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho bạn thiết bị hỗ trợ phù hợp với thể trạng và bệnh tình của tùy từng người. Các dụng cụ hỗ trợ như gậy chống, khung tập đi hoặc xe lăn khi bệnh tiến triển...
Theo các thầy cô khoa Dược, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh như đã nói ở trên thì việc thay đổi chế độ sinh hoạt sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh xư cứng bên (PLS):
- Lối sống lành mạnh: Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng phù hợp và an toàn với người bệnh. Điều này giúp cho cơ thể luôn thoải mái, ngăn ngừa diễn biến của bệnh.
- Xây dụng chế độ ăn uống đầy đủ lành mạnh: Ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết để cơ thể. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích. Đặc biệt nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân đối để giúp giảm áp lực cho xương khớp.
Những thông tin về bệnh xơ cứng bên (PLS) đã được cung cấp đầy đủ và chi tiết ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc gì thì hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ để được giải đáp.