Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa nhức răng hàm trên


Những cơn đau răng hàm trên sẽ khiến bạn đau nhức đầu, gây khó chịu cho công việc cũng như các sinh hoạt thường ngày. Vậy đau răng hàm trên có những dấu hiệu gì và cách chữa trị ra sao?

Sẽ có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng hàm trên. Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thì hãy đến các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám và có kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Theo Cao Đẳng Y Hà Nội thì nhức răng hàm trên có thể là do một số bệnh  lý gây ra như:

Sâu răng, viêm tủy: Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau nhức răng hàm trên. Đặc biệt người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức hơn khi ăn. nhai thức ăn.

Viêm nhiễm vùng lợi: triệu chứng điền hình là đau nhức răng hàm trên và kèm theo những vị trí xung quanh vùng bị viêm nhiễm.

Mọc răng khôn:  Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái.

Xem thêm các bài viết liên quan

dau-nhuc-rang-ham-tren
Dấu hiệu nhận biết khi đau răng hàm trên là gì?

Dấu hiệu nhận biết khi  bị đau răng hàm trên

  • Đau nhói đột ngột hoặc liên tục, đau khi bạn tạo áp lực lên răng. Triệu chứng sưng này có thể là dấu hiệu bạn đang mắc một loại nhiễm trùng nghiêm trọng trong miệng như viêm nướu hay viêm tủy và cần được điều trị ngay. 
  • Răng bị sâu dẫn  đến tình trạng đau và có thể ảnh hưởng cả đến những vị trí xung quanh/
  • Thân nhiệt cơ thể tăng cao, kèm theo đó là những cơn đau nhức đầu.
  • Từ chiếc răng sâu đó có thể sẽ chảy ra dịch hôi thối.
  • Trong thời gian ăn uống, hoạt động hàm sẽ gây đau đớn.
  • Miệng gặp khó khăn khi cần há to.
  • Trường hợp người bệnh đau quá có thể bị nổi hạch  ở cùng gáy hoặc mang tai.

Cách chữa đau răng hàm trên hiệu quả

Các cơn đau nhức răng hàm trên sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bạn hãy thử những cách chữa đau răng dân gian dưới đây để xem hiệu quả mà nó mang lại nhé.

Sử dụng vỏ quả cau

- Dùng vỏ quả cau để điều trị đau nhức răng hàm trên do bị sâu, viêm nướu được khá nhiều người biết đến và sử dụng.

- Cách thực hiện:

  • Trước tiên, lấy quả cau tách ruột, lấy phần vỏ và rửa sạch.
  • Tiếp đến cho phần vỏ vừa tách và cối giã nát rồi ngâm với rượu khoảng 10 – 15 phút.
  • Đợi cặn lắng xuống rồi chắt lấy phần nước súc miệng ngày 2 lần. 
  • Duy trì thường xuyên bằng rượu cau sẽ giảm tình trạng đau nhức răng.

Sử dụng lá trầu không

- Trong dân gian trầu không được sử dụng để chữa nhiều bệnh trong đó có thể giúp giảm đau tình trạng đau nhức răng. Do Lá trầu có nhiều công dụng, sát khuẩn, giảm đau, mà lại rất dễ tìm kiếm

- Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 3 – 5 lá trầu không, dùng  70 – 100ml rượu trắng rửa sạch lá trầu.
  • Giã nát lá trầu không rồi hòa vào rượu, đợi lá trầu không lắng cặn.
  • Chắt lấy phần nước trong để súc miệng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút rồi nhổ ra ngoài.

Nước trà xanh

Nước trà xanh được mọi người sử dụng hàng ngày có tác dụng diệt khuẩn, nên lá trà xanh cũng được xem là bài thuốc trị đau răng hàm trên.  Ngoài ra lá trà xanh còn có khả năng chống viêm hiệu quả. Các thực hiện vô cùng đơn giản bạn chỉ cần súc miệng bằng nước lá trà xanh khi bị đau nhức răng.

Nước muối

- Với đặc trưng của nước muối luôn có tính sát khuẩn cao, vì thế mà sử dụng nước muối để trị đau răng cũng là biện pháp hữu hiệu. Nguyên liệu này rất an toàn và hiệu quả đặc biệt chi phí thấp nên bạn hãy thử thực hiện cách dùng nước muối để sát trùng. 

- Cách thực hiện: Bạn có thể đặt muối trắng vào lỗ sâu răng hoặc súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, làm giảm các triệu chứng nhức răng hàm trên.

Dùng tỏi:

- Ngoài là một gia vị  trong nhà bếp, tỏi còn được biết đến với tác dụng có tính sát khuẩn cao giúp  cải thiện tình trạng đau nhức răng hàm trên.

- Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ tỏi tươi rồi đập dập và cho thêm vào ít muối rồi trộn đều.
  • Sau khi trộn đều phần muối ngấm vào tép tỏi và bạn dùng tép tỏi ngậm vào vị trí mà răng đang đau. 
  • Khi trộn tỏi đều với muối, bạn có thể dùng thêm ít nước dầm cho nước ở tép tỏi tiết ra nhiều hơn.
  • Dùng bông gạc thấm nước tỏi, muối và chấm vào những chỗ răng đau, bạn có thể làm liên tục như vậy.
  • Hoặc bạn cũng có thể chèn tép tỏi vào giữa những chỗ răng đang bị đau, sau đó cắn thật chặt lại để cho nước ép tỏi tứa ra, thấm đều vào chỗ răng đau, giảm được tình trạng viêm sưng.

Chữa đau răng từ khoai tây

Cách để chữa đau nhức răng từ khoai tây vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần xắt lát khoai tây, sau đó giã nát rồi đắp lên trên chỗ răng đau trong khoảng 15 phút. Hiệu quả bạn có thể thấy ngay tức khắc.

Chườm nóng

Đầu tiên, bạn chườm khăn bọc đá lên má tại vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.

Những lưu ý khi chữa nhức răng hàm trên

Người bệnh không nên để sâu răng phát triển nặng thêm mới có các biện pháp can thiệp mà nên phòng bệnh sớm:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách: trong suốt quá trình điều trị tình trạng đau nhức răng người bệnh vẫn cần phải chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày, đặc biệt là cần chải răng đúng cách. Có thể dùng các loại chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng.
  • Bổ sung flour qua các sản phẩm làm trắng sạch răng: Chú ý bổ sung thêm Fluor bằng việc sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ Fluor thích hợp có trong nước uống, nước súc miệng, kem đánh răng..
  • Ăn uống lành mạnh: hạn chế thức ăn có quá nhiều tinh bột, đường, tăng cường rau xanh để giúp hỗ trợ làm sạch mảng bám trong các bữa ăn.

Hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình cách thích hợp qua những thông tin nhức răng hàm trên do  để chăm sóc răng miệng và không bị làm phiền bởi những cơn đau âm ỉ.