Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những cách tăng đề kháng cho trẻ khỏi lo ốm vặt


Tăng cường sức đề kháng cho trẻ là một điều quan trọng vì do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị vi khuẩn tấn công và mắc các bệnh thường gặp như sốt, cúm, bệnh về hô hấp… Cách nào để tăng để kháng cho trẻ luôn là nỗi lo lắng thường trực của các bậc phụ huynh. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một vài cách để tăng cường đề kháng cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ngoài việc phòng tránh các bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cha mẹ cần quan tâm và tăng đề kháng cho bé để luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện bằng việc bổ sung dinh dưỡng.

Một số thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ

Sữa mẹ

Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu thì các dưỡng chất trong sữa mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi sự nhiễm trùng của trẻ sơ sinh như virus Rotavirus và liên cầu khuẩn nhóm B.

Bên cạnh đó sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất hữu ích với hệ miễn dịch và còn có tác dụng ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, giúp trẻ tránh được các vi khuẩn có hại trong khi hệ thống của trẻ sơ sinh chưa được phát triển toàn diện.

Do đó các tăng đề kháng cho trẻ tốt nhất là trong 6 tháng đầu từ khi mới sinh nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và kéo dài thời gian bú mẹ càng tốt hoặc đến 24 tháng.

Xem thêm các bài viết liên quan

tang-de-khang-cho-tre
Nhiều bác sĩ khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ ít nhất trong 1 năm đầu đời.

Thêm rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày

Khi trẻ đã hoặc đang dần bước sang giai đoạn ăn dặm thì mẹ hãy bổ sung thêm các loại trái cây và rau củ vào bữa ăn thường ngày của trẻ.

Chủ yếu nên bổ sung những nhóm thực phẩm giàu khoáng chất và Vitamin thiết yếu có lợi cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ. Chính những chất xơ có trong rau củ quả sẽ ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ đường tiếu hóa hoàn thiện và hoạt động tốt. Những thực phẩm chứa các loại Vitamin khác sẽ tăng đề kháng cho trẻ như bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang..

Mặc dù vậy mẹ cũng đừng quên lưu ý rằng các hàm lượng Vitamin và khoáng chất có thể hao hụt trong suốt quá trình bạn chế biến hoặc bảo quản. Do vậy nên cho trẻ sử dụng gay khi chế biến. Với những thực phẩm để lâu thì cần bảo quản đúng cách, tuyệt đối không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh vì đường tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên rất có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sữa chua

Sữa chua là một  loại thực phẩm chứa men vi sinh nên rất có lợi cho đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Probiotics là vi khuẩn tốt trong đường ruột, chúng giữ cho những vi khuẩn xấu không làm tổn hại đến cơ thể. Đặc biệt các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ, bảo vệ trẻ trước sự tấn công của virus cúm, đặc biệt ở thời điểm giao mùa.

Cách tăng đề kháng cho trẻ này hết sức đơn giản, hiệu quả. Chỉ cần bỏ hũ sữa chua ra ngoài môi trường để bớt lạnh và cho trẻ dùng liền.

Do đó, bạn nên thường xuyên cung cấp thực phẩm giàu chất probiotics như sữa chua, bơ, hoặc bắp cải muối chua,…vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.

Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám

Nhóm thực phẩm giàu khoáng chất như kẽm, sắt bao gồm các loại đậu điều này sẽ có vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Kẽm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp khi giao mùa như cảm lạnh, cảm cúm…

Ngũ cốc nguyên cám có tác dụng hỗ trợ tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn và  giúp trí não trẻ phát triển hơn nhờ vào việc thực phẩm này chứa nhiều axit béo, Omega 3.

tang-de-khang-cho-tre
Có nhiều thực phẩm giúp tăng đề kháng cho trẻ

Biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Ngoài những thực phẩm giúp tăng đề kháng thì có rất nhiều cách tăng đề kháng cho trẻ để con yêu khỏe mạnh chống lại bệnh tật. Cụ thể như:

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể trẻ dễ bị các vi khuẩn, vi rus tấn công vào hệ miễn dịch hơn.

Do đó trẻ sơ sinh cần phải ngủ khoảng 18 tiếng/ ngày, trẻ mới biết đi ngủ khoảng 12 – 13 tiếng/ ngày, trẻ nhỏ 4 – 5 tuổi cần ngủ đủ 10 tiếng/ ngày.

Mẹ cần chú ý để con ngủ đúng giấc vì thiếu ngủ còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm

Việc tiêm cúm đầy đủ sẽ giúp trẻ tránh được các bệnh tật liên quan đến cúm và đặc biệt sẽ giảm được tỷ lệ tử vong do cúm gây ra.

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm phòng cúm hàng năm, tuy nhiên các chủng cúm sẽ có các thay đổi, do đó hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để rõ hơn về vấn đề này.

Hạn chế các tác nhân gây ra bệnh cho trẻ

Bảo vê trẻ bằng cách ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như vi  khuẩn, virus tiếp xúc với trẻ. Đây cũng chính là cách giảm áp lực đè nặng lên hệ miễn dịch của trẻ.

Xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng chuyên dụng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mẹ hãy tắm sạch sẽ thân thể cho trẻ, đồng thời dọn dẹp môi trường xung quanh, phòng ngủ, đồ chơi…

Cho con tắm nắng

Việc tắm nắng sẽ cung cấp một hàm lượng lớn Vitamin D từ thiên nhiên để giúp tăng cường đề kháng cho trẻ. Trường hợp trẻ bị thiếu VitamnD có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn, ung thư, nhiễm trùng.

Hãy cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm trước 9h để tránh các tia cực tím, tử ngoại có hại cho làn da và chỉ nên tắm trong khoảng thời gian 20 phút.

Cho con tập thể dục hoặc ra ngoài vận động

Một cách tuyệt vời để giúp con ngăn ngừa bệnh tật. Trẻ còn nhỏ thì cha mẹ có thể dắt trẻ đi dạo ở những nơi có không khí trong lành hoặc vui đùa với trẻ… Trẻ lớn hơn thì bạn hãy khuyến khích trẻ đi bộ, chạy bộ hoặc các bài tập nhẹ nhàng.

Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết tăng  đề kháng cho trẻ cần thực hiện ngay từ những năm tháng đầu đời để mỗi ngày lớn lên bé có thể mạnh mẽ đối diện với vi khuẩn, không lo tốn thuốc.