29/11/2019 Người đăng : Trần Thị Mai
Bệnh viêm tai giữa có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện viêm tai giữa? Cách điều trị ra sao?... Tất cả những điều thắc mắc của các bậc phụ huynh sẽ được giải đáp đầy đủ dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi và tham khảo!
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến trong các bệnh lý nhiễm trùng tai. Bệnh viêm tai giữa do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ gây nên. Khi trẻ em bị viêm tai giữa sẽ có nhiều mủ và gây đau đớn cho trẻ.
Bệnh viêm tai giữa gây ra do virus. Viêm tai giữa cấp tính có thể gây nên bởi các vi khuẩn thường cư trú trong miệng và mũi trẻ.
Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ và chưa đủ sức đề kháng lại những vi khuẩn xâm nhập.
Trẻ cũng chưa được hoàn chỉnh về cấu trúc tai. Do ống thính giác của bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc. Bình thường ống thính giác sẽ mở và giúp đào thải các chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài còn đối với trẻ thì ống này bị đóng do đó các chất thải sẽ không thể thoát ra ngoài và những vi khuẩn kẹt lại bên trong tai gây ra nhiễm trùng.
Ngoài nguyên nhân gây viêm tai giữa trẻ sơ sinh ở trên thì các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:
Để chẩn đoán chính xác trẻ có mắc tình trạng đó hay không thì cha mẹ nên theo dõi các biểu hiện viêm tai giữa trẻ sơ sinh ở dưới đây:
Có thể những dấu hiệu nhận biết ở trên chưa phải danh mục đầy đủ, do đó các bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi các dấu hiệu khác lạ của trẻ để đi thăm khám tại các cơ sở uy tín để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng.
Tình trạng viêm tai giữa có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách và ngược lại có thể gây ra các biến chứng như:
Viêm tai giữa cấp không được điều trị tích cực ngay từ sớm dễ chuyển sang mạn tính, gây đau, chảy dịch tai, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.
Viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, xơ cứng khớp giữa các xương con… ảnh hưởng đến sức nghe, có thể gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi. Ngoài ra, viêm tai giữa còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, liệt dây thần kinh mặt
Xem thêm các bài viết liên quan
Hiện nay có một số cách được dùng trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ như:
Trẻ trên 3 tháng tuổi là có thể sử dụng thuốc có thành phần Paracetamol hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên liều lượng sử dụng hay tần suất uống ra sao cần tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ. Nếu dùng đúng cách các thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng giảm đau và hạ sốt cho trẻ.
Để hạn chế tình trạng mất nước do sốt thì các mẹ nên cho mẹ bú nhiều hơn hoặc đối với trẻ không bú mẹ thì nên cho trẻ uống nhiều sữa hơn hoặc uống nhiều nước. Bên cạnh đó mẹ nên kê một chiếc gối mềm lên đầu cho trẻ khi ngủ để ngăn ngừa không cho dịch từ họng tràn vào vòi nhĩ.
Bị viêm tai giữa có thể bị chất lỏng dày, keo tai có thể hình thành trong đó. Tuy nhiên dùng đến các loại thuốc kháng sinh nhưng vẫn không thể làm sạch mủ thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện tiểu phẫu.
Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách khoét một lỗ nhỏ sau đó đưa ống grommet vào tai để hút các chất lỏng trong tai.
Có một vài trường hợp trẻ sẽ cần phải tiêm kháng sinh liều mạnh.
Thính giác của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi ráy tai quá nhiều. Do đó bác sĩ sẽ dùng một ống tiêm để nhẹ nhàng lấp đầy ống tai bằng nước ấm và thực hiện lấy ráy tai ra ngoài.
Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:
Nếu trẻ bị sốt hãy sử dụng cách chườm ấm cho trẻ và kết hợp với các loại thuốc có tác dụng hạ sốt. Mặc dù vậy quá trình dùng thuốc nên theo đúng những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Các thầy cô Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ một vài cách để ngăn ngừa tình trạng viêm tai giữa như:
Trên đây là một vài bí quyết phòng bệnh và chăm sóc tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh giúp bạn biết cách chăm con tốt hơn khi con bệnh. Đồng thời giúp các bà mẹ khác biết cách phòng bệnh cho trẻ tốt hơn!