Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm lây truyền và có thể xảy ra ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét như thế nào? Có những biện pháp nào để phòng chống bệnh sốt rét? Các bạn theo dõi bài viết dưới để có thêm nhiều thông tin về sức khỏe hữu ích.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét
Sốt rét do ký sinh trùng có tên Plasmodium gây nên, bệnh có khả năng lây từ người qua người thông qua các vết chích của muỗi Anophen.
Bệnh sốt rét chủ yếu do muỗi truyền và có liên quan chặt chẽ đến môi trường. Bệnh thường xảy ra ở các nước đói nghèo, lạc hậu và đây cũng chính là một cản trở đối với phát triển kinh tế.
Những con đường lây truyền của bệnh sốt rét bao gồm:
- Do muỗi truyền: Đây là một phương thức lây truyền chủ yếu.
- Lây nhiễm qua đường máu. Trong máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
- Lây truyền từ mẹ sang con. Mẹ nhiễm bệnh và lây san con qua bào thai.
- Do tiêm chích: dùng chung bơm tiêm có dính máu của người mắc bệnh.
Bên cạnh đó còn các nguyên nhân khác gây ra bệnh, nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp cụ thể và chính xác hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và cách chữa viêm tai cho trẻ
- Những dấu hiệu mọc răng và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách
- Giảm mỡ bụng nhanh khi sử dụng bột quế giảm cân
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét
Ban đầu khi các ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ không xảy ra bất cứ triệu chứng nào mà khi này các ký sinh trùng di chuyển đến gan và ủ bệnh trong khoảng thời gian 1 – 2 tuần. Đến khi bắt đầu tấn công vào các tế bào máu thì mới xuất hiện các triệu chứng như:
Sốt cao
Đây là dấu hiệu phổ biến của người bệnh. Nhiệt độ cơ thể đo được ít nhất là 38,9oC.
Sau khoảng 10 – 15 ngày khi bị muỗi đốt sẽ xuất hiện triệu chứng đầu tiên này. Các cơn sốt sẽ tự động chấm dứt ngay cả khi chưa điều trị, tuy nhiên sẽ lặp lại liên tục.
Đa phần người bệnh sẽ bỏ qua dấu hiệu nhận biết này vì nó rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Nên sẽ không thể điều trị bệnh sớm ngay khi bắt đầu khởi phát.
Các cơn rét xuất hiện
Rét run kèm với triệu chứng đổ mồ hôi liên tục. Đây cũng là một triệu chứng khá phổ biến của bệnh.
Trường hợp nghiêm trọng hơn các cơn rét run có thể sẽ giống như co giật. Không thể dùng cách đắp chăn hoặc mặc quần áo ấm hơn để phòng ngừa triệu chứng này.
Đau đầu và đau cơ
Mức độ đau của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh. Các cơn đau đầu sẽ thường đi kèm với đau cơ chân và cơ lưng.
Ban đầu các cơn đau đầu sẽ xảy ra với cường độ giống như bị căng thẳng, nhưng đến khi các ký sinh trùng lây nhiễm và phá hủy các tế bào hồng cầu thì các cơn đau dữ dội hơn rất nhiều.
Nôn mửa và tiêu chảy
Triệu chứng này sẽ thường xảy ra cùng với nhau và diễn ra với tần suất liên tục trong ngày làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vô cùng và đặc biệt ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Tiêu chảy do sốt rét không nhầm lẫn với các tiêu chảy do nguyên nhân khác như ngộ độc thực phẩm hay nhiễm tả, không quá nghiêm trọng và cũng không ra máu.
- Ngoài những dấu hiệu nổi bật ở trên thì bệnh sốt rét còn gây ra những dấu hiệu khác:
- Suy nhược thần kinh, khó khăn trong việc tập trung học tập hoặc làm việc.
- Co giật nhiều lần.
- Da bị đổi màu có thể là vàng da do chức năng gan suy giảm.
- Có các triệu chứng chảy máu bất thường hoặc thiếu máu nặng.
- Suy hô hấp hoặc bị khó thở.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét thường xảy ra nhiều ở những đối tượng:
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc trẻ nhỏ, đặc biệt ở những vùng có tỷ lệ mắc bệnh sốt rét cao.
- Người nhiễm HIV/AIDS.
- Khách du lịch từ những vùng, quốc gia không có dịch sốt rét đến vùng có dịch sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh do cơ thể chưa kịp để thích nghi để đề kháng lại các ký sinh trùng sốt rét.
3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét
Kỹ thuật chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh sớm sẽ giúp người bệnh được điều trị sớm cải thiện được các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt rét cho những người xung quanh.
Các kỹ thuật được sử dụng chủ yếu đế chẩn đoán bệnh sốt rét như:
Kỹ thuật nhuộm gram, soi mẫu máu dưới kính hiển vi: kỹ thuật này sẽ giúp phát hiện ký sinh trùng nhanh chóng và có kết quả trong khoảng 2 giờ.
- Xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện sốt rét (Rapid Diagnostic Tests – RDTs): Đây là một phương pháp không sử dụng kính hieenrvi và cho kết quả chẩn đoán nhanh hơn các phương pháp khác.
- Kỹ thuật xét nghiệm phân tử (Polymerase chain reaction, PCR): Một trong những phương pháp có thể cho kết quả chẩn đoán ngay cả khi số lượng ký sinh trùng sốt rét trong máu thấp.
- Kỹ thuật xét nghiệm độ nhạy với thuốc: xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định các loại thuốc mà ký sinh trùng sốt rét đang đề kháng, từ đó đưa ra cách điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
- Kỹ thuật xét nghiệm kháng thể: phương pháp này không dùng để xét nghiệm cho các trường hợp sốt rét cấp tính do kết quả xét nghiệm thường trả về lâu hơn các phương pháp khác.
- Xét nghiệm máu: Chẩn đoán các biến chứng sắp xảy ra ở bệnh nhân thiếu máu hoặc mắc bệnh lý suy thận.
Phương pháp điều trị
Việc dùng phương pháp nào để điều trị sẽ được các bác sĩ căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của bạn để chỉ định cho phù hợp. Bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo những chỉ định đó và không được tự ý ngưng hoặc bỏ qua liệu trình điều trị vì có thể làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều trị cắt cơn kết hợp với điều trị chống lây lan (diệt giao bào); điều trị chống tái phát và điều trị sốt rét biến chứng phải theo đúng y lệnh của bác sỹ.
Nếu trong vùng có dịch, bệnh nhân sốt rét không cần phải cách ly nhưng cần điều trị tại cơ sở y tế để đảm bảo điều trị sớm, đúng phác đồ và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời khi có dấu hiệu tiền ác tính hoặc ác tính.
4. Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét
Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng chống bệnh sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh.
- Hạn chế sự tiếp xúc từ người với các nguyên nhân gây ra biệt là muỗi.
- Sử dụng các phương pháp diệt muỗi xung quanh môi trường sống bằng cách phun tồn lưu hoặc tẩm màn hoá chất diệt muỗi.
- Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ, gọn gàng. Đốt hương muỗi để giảm thiểu đến mức tối đa sự xâm nhập của muỗi vào trong nhà.
- Biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay thực hiện phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là .
- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;
- Dùng các phương tiện truyền thông để tuyền truyền và giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về cách phòng chống bệnh sốt rét.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét do Cao Đẳng Dược Chính Quy chia sẻ khá đầy đủ và chi tiết. Đây là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn mới khới phát. Nên khi có những dấu hiệu bất thường bạn cần đi khám để phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời điều trị.