06/12/2019 Người đăng : Trần Thị Mai
Trong bài viết này các giảng viên Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội sẽ tổng hợp cho bạn đọc biết thêm nhiều dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh nhiễm giun sán như: sán chó, sán lợn, sán lá gan… Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Ở Việt Nam thường có Nhiễm sán chó là tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng Toxocara canis gây ra. Nguyên nhân gây ra bệnh sán chó ở người phổ biến nhất là do nuốt phải thức ăn hoặc nước uống có trứng giun sán trong đó.
Thường các dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm sán chó rất giống với nhiều bệnh lý khác do đó rất dễ bị nhầm lẫn làm cho người bệnh không xác định đúng và không được điều trị kịp thời. Do đó hãy tìm hiểu kỹ hơn dưới đây:
Các chất dinh dưỡng bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ bị các ấu trùng giun sán ký sinh đó sẽ lấy đi một phần nào đó. Cho nên ngay cả khi chế độ ăn uống của bạn vẫn diễn ra bình thường nhưng cân nặng lại bị thiếu hụt đi là do lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt.
Nếu cân nặng liên tục bị giảm trong khoảng 1 – 2 tháng thì tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn vẫn cung cấp đủ hàm lượng chất xơ cho cơ thể, tuy nhiên tình trạng táo bón vẫn thường xuyên xảy ra thì rất có thể bạn đã bị mắc sán chó.
Chính những giun sán này làm cho ruột bị kích ứng và gây ra rối loạn tiêu hóa đồng thời làm giảm lượng nước khi hấp thu vào cơ thể làm cho bạn bị táo bón.
Các triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân sẽ là triệu chứng thường thấy của bệnh nhiễm sán chó.
Khả năng mắc bệnh là rất cao nếu bạn vừa có các hoạt động tiếp xúc với nguồn nước hoặc ở một khu vực khác ngoài nơi bạn đang sinh sống.
Điều này là do ấu trùng sán ký sinh trong cơ thể bạn gây ra. Do sán đã lấy đi hết những chất dinh dưỡng khi bạn vừa nạp vào cơ thể và cũng chính là chúng khiến cho người bệnh luôn cảm thấy no căng bụng.
Lượng dinh dưỡng không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể trong một thời gian dài rất dễ làm cho cơ thể bạn bị suy yếu, mệt mỏi ngay cả khi không làm gì hoặc làm những công việc nhẹ nhàng. Kèm theo các triệu chứng chóng mặt khiến cho người bệnh không muốn hoạt động chỉ muốn nằm một chỗ.
Chúng thường có hình dạng giống như những sợi chỉ màu trẳng và kích thước rất nhỏ.
Có thể thấy chúng trong bồn cầu hoặc quần lót sau mỗi lần đi đại tiện.
Da nhợt nhạt, màu măt cũng thay đổi là triệu chứng dễ nhận biết của người khi bị nhiễm sán chó.
Khi các ấu trùng sán dần lớn lên trong cơ thể người bệnh thì chúng sẽ hút máu và khiến cho bạn bị thiếu sắt. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng kèm theo như là nhịp tim đập nhanh bất thường và rất khó để tập trung trong học tập hoặc làm việc.
Đây là tình trạng chức năng của ống trong thành ruột bị gián đoạn. Đau bụng sẽ có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng là tùy thuộc vào cấp độ ruột bị tắc nghẽn. Vị trí đau sẽ thường là ở phần trên của dạ dày.
Ký sinh trùng có thể tiết độc tố vào máu khiến cho bạn bị ngứa dai dẳng hoặc nổi mẩn đỏ khắp người hoặc những vị trí mà chúng đang ẩn náu.
Cơn ngứa sẽ diễn ra nhiều hơn vào ban đêm và có thể bị ngứa cả ở phần hậu môn.
Do khi này các ấu trùng bắt đầu di trú đến não và làm rối loạn chức năng hoạt động bình thường của não gây ra cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ, hoặc hay tỉnh giấc vào ban đêm.
Cũng chính điều này làm tâm trạng của người bệnh thay đổi, dễ cáu gắt.
Xem thêm các bài viết liên quan
Nhiễm sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng mãn tính ở đường mật. Nguyên nhân nhiễm loại sán này có thể là do ăn thực phẩm có sán lá gây nhiễm khuẩn hoặc uống nước chưa đủ đun sôi.
Các dấu hiệu nhiễm sán là gan thường thấy như:
Bệnh sán lợn có thể gây hai loại bệnh cho cơ thể người
Nhiễm sán trưởng thành trong ruột non và hấp thu chất dinh dưỡng.
Nhiễm ấu trùng ký sinh vào các cơ quan nội tạng trong cơ thể người như não, bắp thịt, gan, thận, mắt... hay còn gọi là "bệnh gạo người", nhiễm loại ấu trùng này vô cùng nguy hiểm. Vì nó có thể nằm trong các cơ quan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, co giật, viêm não, viêm màng não, yếu liệt...
Các dấu hiệu điển hình như:
Bản thân mỗi người nên áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp ngăn ngừa nhiễm sán, bao gồm:
Với bài viết dấu hiệu nhiễm sán ở trên, hy vọng bạn đọc đã có những cách chăm sóc sức khỏe hợp lý và phòng bệnh hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc về bệnh lý này, vui lòng liên hệ và trao đổi trực tiếp với nhân viên y tế.