Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngải cứu là cây gì? Tác dụng của cây rau ngải cứu trong điều trị bệnh?


Từ xa xưa ngải cứu đã được coi là một trong những loại thuốc quý chữa được nhiều bệnh, bên cạnh đó còn là nguyên liệu để chế  biến nhiều món ăn ngon. Vậy công dụng của rau ngải cứu như thế nào?

Cây rau ngải cứu có là loại cây thân thảo và thuộc họ cúc Asteraceae  và có rất nhiều tên gọi khác nhau như ngải điệp, cây thuốc cứu…

Cách nhận biết cây rau ngải cứu: đây là một loại cỏ và sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le nhau và không có cuống, về màu sắc thì 2 mặt lá có màu khác nhau (mặt trên sẽ nhẵn và màu  lục sẫm hơn) còn mặt dưới có màu trắng tro và nhiều lông nhỏ hơn. Cây rau ngải cứu có thể mọc ở nhiều nơi và rất dễ trồng.

Rau ngải cứu chính là một loại thuốc năm có nhiều công dụng trong chữa bệnh. Tham khảo các công dụng vô cùng hữu ích của cây ngải cứu mà ai cũng nên biết như:

Công dụng của rau ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt

- Lá ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ rất tốt nhờ vào đó các triệu chứng đau bụng, kinh nguyệt không đều sẽ nhanh chóng được cải thiện.

- Cách thực hiện:

  • Trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần thì bạn nên hãm ngải cứu với nước sôi uống như nước trà. Duy trì uống 3 lần/ ngày.
  • Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt không đều thì nên hãm nước ngải cứu uống từ khi bắt đầu có kinh nguyệt đến khi hết kinh thì dùng lại. Sử dụng 10 gram lá ngải khô sắc với 300ml nước và dùng nước đó uống thành 2 lần trong ngày.

Xem thêm các bài viết liên quan

tac-dung-cua-rau-ngai-cuu
Rau ngải cứu có tác dụng với bà bầu không?

Tác dụng của rau ngải cứu đối với bà bầu

- Khi ăn ngải cứu trong quá trình mang thai sẽ an toàn cho em bé, đặc biệt là với những trường hợp mẹ bầu có hiện tượng đau bụng hoặc ra máu.

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô và nước lọc sạch.
  • Rửa sạch ngải cứu và tía tô sau đó cho vào sắc cùng với nước.
  • Sắc đến khi ước chừng còn khoảng 100ml thì dừng lại.
  • Uống 3 – 4 lần/ ngày.

Ngải cứu giúp trị  mụn và làm đẹp da

- Lá ngải cứu có tác dụng điều trị và làm giảm nhanh chóng các nốt mụn nếu bạn biết sử dụng đúng cách.

- Cách thực hiện: Giã nát lá ngải cứu tươi và đắp trực tiếp lên mặt hoặc vị trí cần điều trị mụn.

- Bên cạnh đó, ngải cứu còn được nhiều bà mẹ sử dụng để tắm cho trẻ em để trị rôm sẩy.

- Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần giã nát lá ngải cứu tươi, mang lọc lấy nước và bỏ bã. Đem nước đã lọc được pha cùng với nước sạch để tắm cho bé. Tắm thường xuyên cho trẻ với nước ngải cứu để trị rôm sẩy hiệu quả.

Rau ngải cứu có tác dụng sơ cứu vết thương

- Trong lá ngải cứu có chứa flavonoid, là một loại polyphenol có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Do đó từ xa xưa rau ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong việc cầm máu và sơ cứu vết thương.

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá ngải cứu tươi hoặc ngải tươi đã sao cháy và muối biển sạch.
  • Trong trường hợp bạn bị chảy máu thì nên giã nát ngải cứu trộn cùng với muối sau đó đắp lên vết thương để cầm máu nhanh chóng.

Ngải cứu điều trị đau đầu, ho, cảm cúm, đau họng

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị ngải cứu tươi, lá bưởi, lá khuynh diệp, nước sạch.
  • Rửa sạch các loại lá đã chuẩn bị ở trên.
  • Sau đó cho vào trong nồi và đun khoảng 20 phút.
  • Dùng để xông và giải cảm bằng nồi nước vừa đun ngay khi còn nóng. Xông trong khoảng 15 phút.

- Ngoài cách dùng để xông thì bạn có thể uống nước lá ngải cứu đun để cải thiện các triệu chứng đau họng, cảm cúm, ho.

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá ngải cứu tươi, lá tía tô, tần dầy lá, sả và nước sạch.
  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị.
  • Cho vào nồi đun cùng với nước cho đến khi sôi.
  • Khi nguội dùng nước này để uống. Uống liên tục trong khoảng  5 ngày để thấy được hiệu quả.

Giảm mỡ bụng hiệu quả

- Cách sử dụng ngải cứu rang với muối và trườm lên bụng sẽ  giúp làm ấm bụng và các mô mỡ tích tụ lâu trong cơ thể sẽ được mềm ra. Mặc dù vậy khi thực hiện phương pháp này cần kết hợp cùng với tập luyện và chế độ ăn uống hợp lý thì mới có thể đạt được điều mà bạn mong muốn.

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị muối hạt và nhiều rau ngải cứu tươi kèm theo một chiếc túi vải dày.
  • Thực hiện rang muối hạt và ngải cứu cho đến khi ngửi thấy mùi thơm của ngải thì dừng lại.
  • Dùng túi vài dày để đựng hỗn hợp vừa rang và chườm lên bụng 2 lần/ ngày.
tac-dung-cua-rau-ngai-cuu
Những trường hợp nào không nên sử dụng rau ngải cứu

Tác dụng phụ của rau ngải cứu

Ngược lại với những công dụng tuyệt vời mang lại cho sức khỏe thì rau ngải cứu cũng sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe người dùng nếu như sử dụng không đúng cách. Bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Đối với các  phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai chỉ nên ăn ngải cứu 1 – 2 lần/ tuần và ăn mỗi lần khoảng vài ngọn. Vì nếu ăn quá nhiều sẽ làm co bóp tử cung dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
  • Trong ngải cứu có chứa các độc tính mà khi đi vào gan sẽ gây ra các rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào gan dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về gan. Do đó những bệnh nhân bị viêm gan cần  tránh ăn ngải cứu.
  • Không nên dùng trà hoặc nước sắc ngải cứu thường xuyên với những người sức khỏe không tốt, người thể trạng yếu hoặc mới ốm dậy, người già, phụ nữ sau sinh.
  • Hạn chế ăn ngải cứu với những người mắc rối loạn đường ruột cấp tính vì ngải cứu có tác dụng nhuận tràng, tăng đi tiểu.

Những thông tin về tác dụng của rau ngải cứu do Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ thì từ đó người dùng có thể kết luận rằng rau ngải cứu rất tốt trong việc điều trị bệnh tuy nhiên cũng cần lưu ý để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.