Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Giải đáp thắc mắc mỏi chân là bệnh gì?


Nhức mỏi chân, tình trạng thường gặp và xuất hiện vào thời điểm cuối  ngày, ban đêm hoặc sáng ngủ dậy. Tuy nhiên đây có thể sẽ trở thành dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể mà bạn không biết. Vậy mỏi chân là bệnh gì? Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới bài chia sẻ!

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, suy nhược cơ thể, ngủ không ngon giấc và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Tê mỏi chân  có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên sẽ thường xảy ra đối với những trường hợp lười vận động, ít hoạt động tay chân, người trung niên và cao tuổi hoặc người mắc các bệnh lý về xương khớp.

1. Đau nhức, tê mỏi chân là bệnh gì?

Theo như các chia sẻ của những chuyên gia y tế đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội thì đau nhức mỏi chân là triệu chứng của nhiều căn bệnh. Cụ thể như:

Các bệnh liên quan đến xương khớp

Tổn thương về xương khớp: dấu hiệu đau mỏi xương khớp có thể là do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc trong lúc đang chơi thể thao, ngã gây tổn thương khớp...

Loãng xương: đây là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức, mỏi chân tay. Tất cả là do cơ thể thiếu canxi, Vitamin D và các khoáng chất cần thiết khác. Trong đó việc thiếu canxi sẽ làm cản trở quá trình hoạt động dẫn truyền thần kinh làm cho các cơ bắp bị yếu, thể lực giảm.

Các bệnh viêm, thoái hóa xương khớp: một số loại bệnh như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa... sẽ gây ra những triệu chứng nhức mỏi chân tay. Do các bệnh lý này chèn ép dây thần kinh khiến cho bệnh nhân cám thấy nhức mỏi trong tay chân.

Xem thêm các bài viết liên quan

te-moi-chan-la-benh-gi
Tê mỏi chân là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Bệnh rối loạn chuyển hóa

Một vài căn bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân, béo phì... Tuy nhiên căn bệnh này có thể gây ra biến chứng thần kinh và mạch máu làm cho lượng máu nuôi dưỡng cơ khớp không đủ nến sẽ gây ra đau mỏi chân, tay. Bên cạnh đó, các khớp xương sẽ phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể dẫn đến tình trạng nhức mỏi đối với những người thừa cân, béo phì.

Thoát vị đĩa đệm            

Đây là một căn bệnh nguy hiểm về xương khớp. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp và thậm chí là tàn phế, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Khi các đĩa đệm bị trượt ra khỏi cột sống và chèn ép lên rễ dây thần kinh tọa. Chính điều này đã gây đau nhức mỏi chân  và đau ở vùng lưng dưới của người bệnh.

- Ngoài một vài nguyên nhân gây ra đau nhức chân thì còn có các yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh  như:

Do độ tuổi

Tê mỏi chân là bệnh gì? Có thể nói rằng đây là dấu hiệu của tuổi già, xương khớp ngày càng bị lão hóa dẫn đến các cơn đau nhức mỏi chân. Tuổi càng lớn thì càng thường xuyên gặp phải những triệu chứng đó.

Do đặc thù nghề nghiệp

Những trường hợp ít khi phải vận động, hay ngồi một chỗ như giáo viên, công nhân, nhân viên văn phòng là sẽ dễ bị mỏi chân. Do đặc thù nghề nghiệp khiến cho khí huyết lưu thông kém nên dễ bị nhức mỏi.

Do thiếu canxi

Canxi là một thành phần quan trọng nhất của bộ xương. Canxi sẽ duy trì bộ xương chắc khỏe và có vai trò quan trọng với hệ cơ.

Trường hợp cơ thể thiếu hụt canxi ở mức độ nhẹ sẽ dễ gây ra tình trạng loãng xương và mỏi chân  tay.

Chơi thể thao hoặc vận động quá sức

Hoạt động quá sức và trước đó không tập luyện kỹ sẽ khiến người tập dễ bị các chấn thương, nhẹ hơn thì chỉ đau chân, tay sau đó vài ngày.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh mà chưa được liệt kê đầy đủ ở  trên. Nếu người bệnh muốn tìm hiểu rõ hơn thì hãy hỏi các bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.

2. Các biện pháp cải thiện triệu chứng nhức mỏi chân

Triệu chứng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Do đó cần có biện pháp xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện những triệu chứng đó. Bao gồm:

Sử dụng các phương pháp hỗ trợ tại nhà:

Áp dụng một số mẹo dân gian chữa nhức mỏi chân như trườm lá ngải cứu lên vùng bị đau mỏi, ngâm chân trong nước muối gừng hoặc lá lốt, uống nước lá lốt..

Bóp và xát chân

Người bệnh ngồi trên một mặt bằng phẳng như ngồi trên giường hoặc ghế, sau đó duỗi chân, hai bàn tay nắm lấy cổ chân. Đặt ngón tay cái phía trước và các ngón tay khác ở phía sau. Tiếp đó bóp lần lượt từ gót chân lên đùi 3 lần như vậy. Cuối cùn dung 2 tay ôm lấy cổ chân rồi xát mạnh từ cổ chân lên đùi 5 lần sau đó đổi chân.

Cách thực hiện này thường xuyên sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng đau nhức, mỏi chân  đang làm phiền.

Tắm nước ấm

Việc tắm nước ấm bạn sẽ cảm thấy sảng khoái và được thư giãn kết hợp với nhẹ nhàng kéo cơ bắp.

te-moi-chan-la-benh-gi
Tê mỏi chân kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và Vitamin để giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và tăng trưởng nhằm có một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là hạn chế nguy cơ loãng xương và các bệnh lý về xương khớp khác. Một số loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất canxi, kali, magie, sắt như: tôm, cua, cá, các loại hải sản; xương ống và xương sườn từ heo, bò, gà; các loại rau xanh như cải xoong, bắp cải, rau bina, bông cải xanh….
  • Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin D như thịt, cá, trứng, gan bò, hàu, nấm, đậu nành… nhằm cung cấp đủ lượng Vitamin D còn thiếu và tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể bằng cách xây dựng thói quen tắm nắng buổi sáng với thời lượng khoảng 15 phút mỗi ngày.
  • Nhằm phục hồi chức năng của dây thần kinh ở các cơ, khớp bằng cách tăng cường ăn những loại thực phẩm giàu Vitamin nhóm B để thúc đẩy lưu lượng máu đến các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Uống đủ nước hàng ngày, trung bình 1,5 – 2 lít để có cơ thể phát triển khỏe mạnh, nhất là vào những ngày nắng nóng hoặc hanh khô.
  • Hạn chế các món ăn chế biến sẵn với nhiều dầu mỡ, đường,, muối, như các món ăn nhanh, nước ngọt có ga, đồ uống có chất kích thích… để ngăn ngừa tình trạng thất thoát canxi trong cơ thể gây hại cho xương.

Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh

Cần tự xây dựng cho bản thân mình chế độ làm viêc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp. Không nên làm việc quá sức hoặc để tình trạng căng thẳng kéo dài.

Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày từ 20 – 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng sức khỏe, tránh tập luyện quá sức.

Thực hiện lối sống lành mạnh bằng cách tránh xa các chất kích thích và dành thời gian thư giãn phù hợp.

Như vậy, các bạn vừa được giải đáp mỏi chân là bệnh gì? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích các bạn trong việc chăm sóc sức khỏe tốt để phòng tránh bệnh tật.  Tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay những chỉ định của các dược sĩ, bác sĩ.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc, chúc các bạn luôn khỏe mạnh!!