Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? Cách chăm sóc trẻ bị ho mà các bậc cha mẹ cần biết


Ho là một triệu chứng phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Phản xạ ho của trẻ sẽ giúp khai thông đường thở và cải thiện hiệu quả của hệ hô hấp khi có dị vật cản trở. Mặc dù vậy nếu trẻ ho nhiều trong thời gian dài và còn kèm theo các triệu chứng như  sổ mũi, ho có đờm, khò khè thì sẽ  gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như các sinh hoạt thường ngày của trẻ.

1. Nguyên nhân gây ra ho ở trẻ sơ sinh

  • Ho do bị sặc sữa: Thường xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh từ 7 ngày tuổi đến 1 tháng. Khi mẹ cho trẻ bú sữa không đúng tư thế hoặc cho trẻ bú khi đang khóc hoặc cũng có thể sữa chảy vào khoang miệng nhiều và nhanh khiến trẻ không kịp nuốt.
  • Viêm đường hô hấp trên: Mũi, họng, hầu, xoang, thanh quản dễ bị viêm nhiễm do đây là những vị trí tiếp xúc nhiều với môi trường. Thời tiết giao mùa, môi trường sống kém vệ sinh cũng là những yếu tố gây ra bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ho do viêm đường hô hấp chủ yếu là virus, vi khuẩn. Trường hợp trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, hệ thống miễn dịch kém cũng có khả năng cao mắc các loại virus, vi khuẩn.
  • Viêm đường hô hấp dưới: các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản cấp… cũng là nguyên nhân gây ra ho ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém có khả năng cao bị các virus, vi khuẩn tấn công và gây ho.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày, thực quản: triệu chứng này dễ gặp ở những trẻ từ vài ngày tuổi đến 1 tháng, điều này xảy ra do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện.
  • Do ô nhiễm môi trường: Môi trường nhiều khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật khiến trẻ bị ho đồng thời làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới.
tre-so-sinh-bi-ho
Tìm ra nguyên nhân gây ho sẽ  giúp điều trị tận gốc cơn ho cho trẻ sơ sinh

Xem thêm các bài viết liên quan

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho

Các triệu chứng của trẻ sẽ cho các mẹ biết cụ thể được tình trạng của con và có những biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể như:

  • Trẻ bị nôn trớ, ho, sặc.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc không.
  • Mệt mỏi, trẻ có thể bỏ bú.
  • Ngủ li bì, nhưng trong khi ngủ trẻ vẫn ho.
tre-so-sinh-bi-ho
Dùng các thảo dược để chữa ho cho trẻ sơ sinh

3. Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội thì khi trẻ bị ho thì nên ưu tiên sử dụng các bài thuốc dân gian bằng các thảo dược trị ho quen thuốc như húng chanh, quất, mật ong, dầu tràm… đặc biệt an toàn với trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó cha mẹ có thể thực hiện các hành động khác làm giảm triệu chứng khó chịu kèm theo khi bị ho như tăng lượng bú, vỗ long đờm… cụ thể như:

Trẻ sơ sinh ho có đờm phải làm sao?

- Do khả năng miễn dịch và khả năng dung nạp thuốc của trẻ sơ sinh kém. Nên các bậc phụ huynh không được tự ý dùng các loại  thuốc tiêu đờm cho trẻ khi chưa có chỉ định từ những người có năng lực chuyên môn.

- Cho trẻ bú đầy đủ các cữ và có thể gia tăng cữ bú và cho trẻ uống thêm nhiều nước. Việc này sẽ giúp làm loãng đờm và khi bé ho có thể tống đờm nhầy ra ngoài dễ dàng hơn.

- Sử dụng lá húng chanh: đây cũng là một mẹo chữa ho rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Trong lá húng chanh có chứa nhiều cavaron nên thường được dùng thải trừ độc và đờm. 

  • Cách làm: chuẩn bị một nắm nhỏ lá húng chanh và 4 – 5 quả quất xanh. Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Sau đó cho vào nồi  để hấp cách thủy khỏang 20 phút. Duy trì cho trẻ uống hỗn hợp sau khi được hấp đó 2 – 3 lần/ ngày và dùng đến khi tình trạng ho của trẻ chấm dứt.

- Tiêu đờm bằng rau diếp cá và nước vo gạo: Tác dụng của rau diếp cá là long đờm, tiêu viêm và giảm ho. Khi được kết hợp với nước vo gạo sẽ trở thành một phương pháp điều trị ho hiệu quả.

  • Cách làm: Chuẩn bị rau diếp cá và rửa sạch và xay nhuyễn. Cho vào nồi đun cùng với nước gạo. Đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút. Cho trẻ uống khi nước đun đã nguội và uống 3 lần/ ngày. Nếu trẻ khó uống thì có thể cho thêm chút đường.

Trẻ sơ sinh bị ho khò khè phải làm sao?

- Dầu tràm là một sản phẩm được chiết xuất từ cây tràm và sẽ giúp trẻ trong điều trị ho, đặc biệt là ho khò khè, khó thở.

  • Có thể dùng dầu tràm làm ấm vùng lưng, ngực, cổ cho bé bằng cách: nhỏ vài giọt dầu tràm vào lòng bàn tay của người lớn và xoa đều. Sau đó bôi vào các vị trí như ngực, lưng, cổ của trẻ để làm cơ thể ấm dần lên.
  • Làm sạch và giúp dễ thở hơn ở trẻ: có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước tắm của trẻ. Trẻ sẽ hít vào mũi tinh dầu vào mũi gây kích  ứng niêm mạc ở mũi, sinh ra chất nhầy và đẩy chúng ra ngoài cùng với việc tiêu diệt vi khuẩn giúp trị ho hiệu quả.
  • Xoa tinh dầu vào lòng bàn chân cho trẻ và massage. Nên day đều vào vị trí Dũng Tuyền.

- Có thể dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối cho trẻ để nâng đầu cao hơn, việc này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và cơn ho cũng sẽ giảm.

- Trẻ bị ho khò khè là do khí quản, thanh quản bị viêm làm cho lớp màng khí quản bị sưng. Đặc biệt triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều vào ban đêm gây ra cho trẻ quấy khóc và khó ngủ.Trẻ ho khò khè kèm theo khó thở và sốt cao thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.

- Để làm giảm các cơn ho cho bé, hãy ẵm trẻ ở tư thế vác vai sau đó vỗ nhẹ vào lưng bé.

Trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi phải làm sao?

- Do ho có thể làm nghẹt mũi của trẻ nên các bậc phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ mũi, họng cho bé.

- Dùng tỏi chưng đường phèn:  Mẹo này sẽ giúp trẻ giảm ho và các triệu chứng nghẹt mũi.

  • Cách làm: Tỏi không cần bỏ vỏ mà rửa sạch, đập giập tép tỏi và cho vào bát con. Cho thêm nước sạch sao cho ngập các tép tỏi và cho thêm đường phèn. Sau đó cho hỗn hợp tỏi, nước, đường phèn vào nồi hấp cách thủy đến khi tỏi mềm nhuyễn và đường phèn đã tan ra thì tắt bếp. Cho trẻ uống phần dung dịch nước, loại bỏ bã. Dùng 2 – 3 lần ngày để thấy hiệu quả sau vài ngày duy trì.

- Trong phòng ngủ nên trang bị thêm máy phun sương để tạo độ ẩm giúp bé thở dễ dàng hơn.

- Đưa trẻ ra ngoài đi dạo nếu trời mát. Môi trường không khí trong lành sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.

tre-so-sinh-bi-ho
Cho trẻ đến khám tại các phòng khám chuyên khoa nếu triệu chứng ho không được thuyên giảm

4. Cách chăm sóc trẻ khi bị ho

Giữ ấm cho trẻ: Khi trẻ đang bị ho cần mặc quần áo đủ ấm, không nên để điều hòa với nhiệt độ quá thấp. Nếu là mùa đông thì nên giữ ấm đường hô hấp cho trẻ  bằng cách quàng khăn, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Không nên thực hiện chế độ dinh dưỡng quá kiêng khem: trẻ vẫn cần được bổ sung đầy dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó nếu trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì các bà mẹ nên chú ý ăn uống đầy đủ các dưỡng chất để cung cấp cho trẻ.

Tự ý cho trẻ uống thuốc ngay khi thấy có các dấu hiệu ho là một sai lầm lớn của hầu hết các bậc cha mẹ. Thuốc ho thực chất chỉ có tác dụng giảm ho, chữa các triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra ho. Nếu dùng thuốc ức chế ho khi trẻ ho có đờm, sẽ khiến đờm ứ đọng tại đường hô hấp gây khó thở, suy hô hấp thậm chí ngừng thở ở trẻ sơ sinh.

Với trẻ 1 tháng tuổi bị ho, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ lá thường xuân, vừa giúp giảm ho, vừa giúp loãng đờm và giảm co thắt phế quản. Lưu ý lựa chọn sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý và thường xuyên theo dõi đến các biểu  hiện của trẻ sơ sinh, đặc biệt nếu thấy ho kèm theo sốt, đờm xanh hay vàng, mệt nhiều, khó thở, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn... thì cần đưa bé tới bệnh viện để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Chắc hẳn qua bài viết các bậc phụ huynh đã trả lời được câu hỏi “ trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?” rồi đúng không.  Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên các cha mẹ sẽ nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng ho của trẻ kịp thời. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện các cách chữa ho mà cha mẹ đã tìm hiểu thật kỹ và biết cách thực hiện để tránh gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.