Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ hóc dị vật: Cách sơ cứu và phòng tránh


Khi trẻ bị hóc dị vật, các bậc cha mẹ sẽ rất hoảng sợ và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ cứu đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật đường thở. Mời các bạn đọc cùng theo dõi và tham khảo.

Hóc dị vật là một trong những vấn đề hay gặp phải trong cuộc  sống sinh hoạt thường ngày của mọi lứa tuổi và phổ biến hơn cả là trẻ nhỏ:

  • Người lớn nếu bị hóc dị vật đường thở thì có thể sẽ xảy ra trong khi ăn uống có thể bị sặc, nghẹn hoặc có thể nuốt phải những vật dụng khác do vô tình.
  • Ở trẻ nhỏ, chúng chưa thể xác định được tác hại của những đồ vật mà đang chơi. Do bản tính tò mò nên trẻ có thể sẽ nuốt phải đồ vật đó ngay cả khi có hình thù đa diện và to nhỏ khác nhau. Điều này sẽ gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.

Cũng có nguyên nhân khác gây ra trẻ bị hóc dị vật là do trong  quá trình ăn uống cha mẹ bất cẩn làm cho trẻ bị hóc xương cá hoặc xương gà.

Nhưng đặc điểm chung là bất cứ ai khi hoác dị vật đường thở thì đều có những biểu hiện ho dữ dội hoặc tím tái mặt mày, khó thở và càng nghiêm trọng hơn nếu dị vật đó mắc vào dây thanh quản, mặt đỏ bừng, ngã xuống sàn vì không đủ oxy để thở.

Có nhiều trường hợp khi mắc dị vật đã cố gắng sử dụng tay móc họng hoặc dùng vật cứng hơn chọc sâu vào trong họng với hi vọng sẽ lấy được dị vật ra. Có người khác dùng cơm, hoa quả để nuốt trọn nhăm đẩy dị vật đó xuống dạ dày. Đây đều là những cách sai lầm và mang lại vô cùng nhiều các nguy hiểm khác vì có thể gây trầy xước làm biến chứng sang dây thanh quản hoặc sưng tấy có mùi.

Nhiệc bậc cha mẹ thấy con trẻ bị như vậy lại vô cùng hoảng sợ và cố gắng vuốt ngực con để dị vật trôi  xuống bụng nhưng lại không biết rằng vì nó có thể khiến cho dị vật vào phổi.

tre-bi-hoc-di-vat
Hóc dị vật ở trẻ nhỏ là tình trạng rất nguy hiểm nếu không có biện pháp xử trí kịp thời trẻ có thể tắc nghẽn đường thở, gây tử vong.

1. Cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ thì chúng ta nên thật bình tĩnh và thực hiện một vài thao tác để khai thông đường thở cho trẻ. Nên dùng biện pháp nào thì còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ mà trẻ đang bị hóc.

Cụ thể từng trường hợp như:

Đối với trẻ em trên 2 tuổi

Một tay của bạn giữ bé và tay còn lại sẽ vỗ thật mạnh vào 5 – 7 cái vào lưng chỗ giữa hai xương bả vai của bé. Nhờ đó mà sẽ tạo ra được áp lực trong lồng ngực nhằm tống đẩy dị vật ra ngoài.

Khi thao tác này đã thực hiện xong mà có thể trẻ vẫn có các triệu chứng tím tái thì cha mẹ tiếp tục thực hiện hành động: đặt bé nằm ngửa, dùng ngón trỏ ấn nhanh và mạnh xuống phần xương ức.

Thấy từ miệng và mũi trẻ chảy ra cháo, sữa hoặc thức ăn gì đó thì mẹ cần nhanh chóng hút sạch các tác nhân đó để thông đường thở hơn cho con trẻ. Làm nhanh chóng hành động này tránh không cho ứ đọng lại đường hô hấp trên vì có thể gây ra nhiễm khuẩn dễ mắc các bệnh khác.

Trẻ dưới 2 tuổi

Đối với trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, các bậc cha mẹ nên dùng phương pháp vỗ lưng kết hợp với  ấn ngực bằng cách: lấy 3 ngón tay trỏ, cái và ngón giữa) ấn mạnh 5 lần  vào vùng thượng vị là vị trí ở vùng trên rốn và dưới xương ức.

Các bậc cha mẹ cứ tiếp tục duy trì động tác này cho đến khi trẻ tỉnh táo hơn. Tuy nhiên trong suốt quá trình sơ cứu cho trẻ bạn vẫn nên gọi xe cấp cứu để tránh việc trẻ bị đe dọa đến tính mạng.

Trường hợp trẻ vẫn còn tỉnh táo

Lúc này cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng và đứng trước người lớn. Người lớn đứng đằng sau ôm ngang thắt lưng bé đồng thời tay tạo thành nắm đấm nhằm ấn mạnh lên vùng thượng vị dưới xương ức của trẻ.

Tiếp tục ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên.

Trường hợp trẻ đang trong trạng thái hôn mê

Hãy đặt bé nằm ngửa trên một mặt bằng phẳng như giường hoặc sàn nhà.

Người sơ cứu quỳ gối nắm 2 bàn tay thành nắm đấm và ấn vào phần xương ức của trẻ.

Sau đó hãy tiếp tục ấn cho đến khi trẻ tỉnh hơn.

Lưu ý: Dù ở trong trường hợp nào nhưng sau khi sơ cứu các bậc cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám để được thăm khám và đề phòng vẫn còn những dị vật sót trong đường thở.

Xem thêm các bài viết liên quan

tre-bi-hoc-di-vat
Có biện pháp  nào để phòng tránh trường hợp trẻ bị hóc dị vật?

2. Các biện pháp phòng tránh trẻ bị hóc dị vật

Theo dõi trẻ sát sao không để chúng lấy được những vật nhỏ bỏ vào miệng. Không nên cho trẻ cầm những vật quá nhỏ hoặc đồ chơi sắc, nhọn. Đây là cách phòng tránh trẻ bị hóc dị vật tốt nhất mà bố mẹ nên quan tâm trẻ nhiều hơn.

Với trẻ đang ăn dặm

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Khi trẻ đang nói chuyện, chạy nhảy hay chơi đùa thì không nên cho ăn.

Cho trẻ ăn trái cây không hạt, xay kỹ thức ăn.

Với trẻ đang bú

Hãy bế bé trong thư thế cao đầu. Hãy quan sát quá trình cho trẻ em, từ động tác mút sữa và nuốt xuống nhịp nhàng. Để trẻ bú từ từ không nên liên tiếp quá dễ khiến trẻ bị sặc.

Ngoài ra thì cần chú ý một vài điều sau

  • Không nên cho trẻ ăn chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ mà trẻ có thể ngậm và nuốt được, đặc biệt tránh xa những đồ chơi dành cho lứa tuổi lớn hơn.
  • Cha mẹ không nên để đồng xu hoặc các mảnh vụn đồ chơi hay những vật dụng nhỏ trong nhà.
  • Không nên bóp mũi khi trẻ uống thuốc vì có thể vô tình khiến trẻ bị sặc và bị hóc thuốc vào phổi.
  • Để đảm bảo an toàn cho trẻ, không hỏi chuyện hay gây chú ý với trẻ trong lúc trẻ ăn. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có nguy cơ gây hóc như bỏng, lạc, các loại hạt... 
  • Chú ý các thực phẩm có xương sống như cá, tôm, cua khi chế biến cho bé thức ăn cho bé.

Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã có cách xử lý ban đầu khi thấy trẻ bị hóc dị vật. Tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất minh họa nếu muốn hiểu rõ hơn thì bạn đọc nên hỏi trực tiếp ý kiến các bác sĩ.