Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bất ngờ với những tác dụng của củ sen mà không phải ai cũng biết


Củ sen hay còn có tên gọi khác là liên ngẫu, loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt cho những phụ nữ mang thai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của củ sen ở dưới bài viết.

Củ sen có vị ngọt thanh mát, giòn và có thể ăn sống hoặc nấu chín tùy theo khẩu vị của từng người. Dù là chế biến món gì thì củ sen đầu có vô vàn những tác dụng đối với người dùng.

1. Tác dụng của củ sen

Củ sen vừa có thể được coi là nguyên liệu nấu ăn, vừa có tác dụng được coi như là dược liệu. Không phải thời gian nào trong năm cũng có thể thu hoạch được củ sen mà phải chờ đến mùa thi khi cây sen lụi đi, người ta mới bắt đầu tiến hành hái củ sen.

Một số những tác dụng của củ sen mà bạn cần biết như:

Cải thiện hệ miễn dịch

Trong củ sen có chứa rất nhiều các khoáng chất như mangan, sắt, đồng, kẽm… chính điều này đã giúp hỗ trợ cho sự phát triển vào hoạt động của enzym và tạo máu.

Vitamin C cũng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Theo một vài nghiên cứu thì củ sen có chứa đến 73% lượng Vitamin C và rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin C được biết đến với tác dụng đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể bạn mỗi ngày. Bên cạnh đó còn giúp duy trì tốt sự vững chắc thành mạch máu và làm đẹp da, ngăn ngừa sự tấn công của các bệnh như tim mạch và ung thư.

Giảm căng thẳng và mệt mỏi

Nhờ vào hàm lượng có trong Vitamin nhóm B và tốt hơn cả là Vitamin B6 sẽ giúp giảm căng thẳng mệt mỏi cho bạn.

Do Vitamin B6 sẽ tham gia trực tiếp và quá trình tổng hợp hóa học và tác động đến tâm trạng. Sử dụng thường xuyên sẽ đem đến cho người dùng giấc ngủ ngon.

Điều hòa huyết áp

Vị ngọt thanh mát trong củ sen không phải tự nhiên mà có đó là do sự cân bằng natri và kali. Trong đó natri sẽ kiểm soát sự toát mồ hôi và kali thì có tác dụng điều hòa nhịp tim và huyết áp.

Cải thiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy

Táo bón và tiêu chảy là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu kéo dài trong một thời gian thì cũng đều gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Do đó củ sen có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng này nhờ vào cơ chế hoạt động của ruột non.

Xem thêm các bài viết liên quan

tac-dung-cua-cu-sen
Củ sen có thể được chế biến thành nhiều món ngon

Tác dụng cầm máu

Đốt của củ sen có chứa tannin, vitamin K. Trong khi đó, củ sen tươi tính hàn nên sẽ có tác dụng cầm máu.

Do đó trường hợp những người hay có các triệu chứng như chảy máu mũi, ho ra máu, nôn ra máu... thường sử dụng củ sen tươi với nước rễ cỏ tranh hoặc lá cây trắc bá nấu lấy nước uống để cải thiện nhanh  chóng các triệu chứng bệnh.

Củ sen giúp điều trị mất ngủ

Do trong củ sen có nhiều khoáng chất như: kẽm, mangan, magie, sắt, đồng… Điều này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm lượng cholesterol, bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng, lo lắng. Từ đó mang tới giấc ngủ ngon cho người sử dụng đặc biệt là điều trị mất ngủ cho người cao tuổi, suy nhược cơ thể hoặc bị trầm cảm.

Công dụng của củ sen trong việc hỗ trợ giảm cân

Củ sen rất phù hợp sử dụng cho những trường hợp đang trong chế độ ăn kiêng. Vì củ sen có chứa nhiều Vitamin, khoáng chất và chất xơ nhưng lại chứa rất ít lượng kalo nên sẽ giúp người dùng hạn chế cảm giác thèm ăn, bên cạnh đó còn rất tốt cho nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa, phòng chống béo phì.

2. Những điều cần biết khi ăn củ sen

Củ sen có rất nhiều tác dụng cho lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp. Một số trường hợp nên chú ý khi sử dụng củ sen như:

Không tốt với bệnh nhân tiểu đường

Khi mắc bệnh lý về tiểu đường thì không nên lạm dụng củ sen. Do trong củ sen có chứa nhiều tinh bột, trường hợp ăn nhiều củ sen sẽ làm cho hàm lượng insulin tăng lên.

Người bị dạ dày

Trường hợp bạn có các triệu chứng như chướng bụng, ăn không tiêu hoặc mắc bệnh lý như kích thích đại tràng, viêm loét đại tràng thì không nên ăn củ sen vì có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

tac-dung-cua-cu-sen
Có những trường hợp không nên sử dụng củ sen để ăn hoặc chữa bệnh

Dễ nhiễm ký sinh trùng khi ăn củ sen sống

Củ sen sống ở những vùng bùn lầy do đó dễ bị nhiễm ấu trùng gây các bệnh truyền nhiễm, ấu trùng này sẽ khó rửa sach hoàn toàn trước khi chế biến. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi dùng củ sen tươi khi sống ở những vùng nước dễ bị ô nhiễm. 

Mách bạn cách chọn mua củ sen

- Những củ sen có màu bên vỏ ngoài vàng sẫm và phần thịt dày có màu trắng thì nên mua. Còn lại không nên mua củ sen đã bị khô, có màu và mùi khác lạ so với ban đầu.

- Hãy bảo quản ở những nơi thoáng mát nếu chưa chế biến đến.

- Sau khi gọt lớp vỏ bên ngoài, nên cho củ sen vào nước lạnh có pha giấm khoảng 5 – 10 phút rồi tráng qua nước lạnh để giữ được màu trắng và độ giòn, củ sen không bị thâm đen.

- Lúc xào củ sen, bạn có thể thêm chút nước để món ăn giữ được màu tươi sáng. Bên cạnh đó, không dùng chảo sắt để luộc chế biến củ sen để tránh bị thâm đen. 

Với những tác dụng của củ sen được Cao đẳng Y Dược Hà Nộ liệt kê trên đây, hi vọng các bạn đã có những biện pháp chăm sóc sức khỏe thật tốt. Những thông tin chăm sóc sức khỏe sẽ liên tục được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo, mời các bạn theo dõi nhé.