Nhiễm giun đường ruột có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ em. Khi cư trú lâu trong cơ thể người sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, Vitamin, Protein, sắt… làm cho người bệnh suy nhược, thiếu sắt. Do đó việc tẩy giun định kỳ là cần thiết. Vậy bao lâu tẩy giun một lần?
1. Tìm hiểu chung về nhiễm giun
Giun là loài ký sinh trùng sống ăn bám ở người và chủ yếu là ở đường ruột. Giun trưởng thành sống trong ruột và từ đây sản sinh ra hàng ngàn trứng mỗi ngày. Đặc biệt khi trứng giun được thải ra đất theo phần làm cho đất bị nhiễm và chủ yếu xảy ra ở những nơi thiếu vệ sinh.
Hãy cùng tìm hiều về con đường truyền nhiễm giun
- Các loại giun đũa, giun tóc giun kim sẽ lây qua đường tiêu hóa: nếu bạn ăn phải thức ăn bẩn hoặc kém vệ sinh và trong đó có vô tình ẩn chứa trứng giun như các nguồn nước bị nhiễm trứng giun, trẻ em nghịch đất cát nhiễm trứng giun và đưa vào miêng, các loại rau ăn sống hoặc thức ăn không được nấu chín kỹ hay chưa rửa sạch.
- Còn đối với giun móc thì ban đầu trứng giun sẽ được nở thành ở ấu trùng ở đất và sau đó mới xâm nhập vào cơ thể bằng việc chui qua da như chân và tay. Xuất hiện nhiều ở những người thường xuyên không đi dép vào vùng đất bị ô nhiễm. Thời gian phát triển thành trứng có ấu trùng mới có thể gây nhiễm bệnh do đó nhiễm giun không thể lây trực tiếp từ người sang người hoặc nhiễm từ phân tươi.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Dấu hiệu nhận biết và cách chữa nhức răng hàm trên
- Tìm hiểu về tình trạng đau thái dương bên phải và các cách khắc phục
- Ăn nho có tác dụng gì? Lợi ích từ việc ăn nho mà không phải ai cũng biết
Nhiễm giun sán gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và đặc biệt ở trẻ em
- Chán ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng kém: Do giun ký sinh lâu ngày trong cơ thể làm giảm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết làm cho cơ thể bị thiếu hụt Vitamin. Khiến cho trẻ mất đi cảm giác thèm ăn và ăn không ngon miệng.
- Gặp vấn đề trong việc phát triển thể chất và trí tuệ: Do giun cư trú lâu ngày và hút mất các chất dinh dưỡng, vitamin, protein, sắt... khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện học tập và làm việc.
- Nguy cơ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm: Có thể đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm loét ruột, viêm đường mật, tắc ruột, viêm tụy cấp hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng khác như rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa hoặc rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa ở nữ giới.
2. Bao lâu tẩy giun một lần và như thế nào để đúng cách?
Các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến cáo bạn nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/ 1 lần đối với cả trẻ em và người lớn. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người tốt nhất.
6 tháng là một khoảng thời gian hợp lý không quá nhiều và cũng không quá xa. Nếu thời gian giữa những đợt tẩy giun quá xa sẽ khiến cho lần tẩy giun tiếp theo tác dụng của thuốc không đủ để tiêu diệt hết số lượng giun có trong cơ thể. Và nếu thời gian giữa những lần tẩy giun gần quá thì không cần thiết khi chưa có giun xuất hiện.
Thời gian uống thuốc để đạt hiệu quả cao: nhiều người cho rằng uống thuốc tẩy giun trong lúc dạ dày rỗng sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng không hoàn toàn đúng vì hiện nay thuốc tẩy giun đã có nhiều cải tiến. Do đó bạn có thể uống vào mọi thời điểm trong ngày.
Tẩy giun cho tất cả các thành viên trong gia đình: Do đặc tính lây nhiễm chéo của giun nên nhằm hạn chế trường hợp đó có thể xảy ra thì hãy đồng loạt tẩy giun cùng một lúc cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Chọn thuốc tẩy giun: Trên thị trường thuốc hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị các loại giun khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại thuốc: Mebendazol, nhóm Albendazol và nhóm Pyrantel pamoat. Cụ thể hơn: Mebendazol là hoạt chất thuộc nhóm chống giun sán phổ rộng, sử dụng đơn liều, hiệu quả cao và ít tác dụng phụ nên phù hợp với phần đông các đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.
3. Cách phòng ngừa nhiễm giun
Nhiễm giun thì có thể loại trừ bằng các loại thuốc tẩy giun bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, tuy nhiên có thể bị tái nhiễm nếu không thực hiện kết hợp thêm các biện pháp khác. Dưới đây là một vài lời khuyên có thể hạn chế khả năng nhiễm giun đường ruột. Chính vì vậy cần có những biện pháp để phòng ngừa nhiễm giun và đặc biệt với đối tượng trẻ em:
- Rửa sạch sẽ những loại trái cây hoặc rau củ trước khi dùng. Đặc biệt là những loại rau củ dùng để ăn sống hoặc ăn trực tiếp thì cần ngâm bằng nước muối loãng sau khi đã rửa sạch.
- Không nên ăn các loại thịt sống hay gỏi vì nó ẩn chứa rất nhiều loại vi khuẩn mà mắt thường chúng ta khó nhận biết được.
- Nên hình thành thói quen đi dép khi chơi ngoài trời.
- Thực hiện ăn chín uống sôi.
- Vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi ăn; rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh.k
- Giữ sạch môi trường sống: Cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh hoạt sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển.
Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi bao lâu tẩy giun một lần?. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tẩy giun an toàn và có sức khỏe tốt.