Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm?


Trẻ bị viêm tai giữa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Chế độ  dinh dưỡng khá quan trọng trong giai đoạn đang bị và điều trị bệnh viêm tai giữa. Do đó bạn nắm rõ thông tin về trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương hoặc ảnh hưởng đến khả năng nghe…

Nguyên nhân gây ra bệnh là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus hoặc có thể do nguyên nhân tắc xoang hoặc do dị ứng. Một phần cũng là do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu chưa thế chống cự lại các virus gây bệnh hoặc do cấu tạo của tai chưa hoàn thiện.

Dấu hiệu thường thấy ở trẻ là dịch trong màng nhĩ nhiều, chèn ép màng nhĩ gây đau. Trẻ thường kêu đau tai, còn ở trẻ nhỏ hơn thì hay lắc đầu, quấy khóc và lấy tay chạm vào tai.

Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng gì?

Viêm tai giữa ở trẻ em kiêng ăn gì để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Cần tránh một số thực phẩm như:

Thức ăn cứng, dai

Nếu khi ăn thức ăn cứng và dai sẽ làm khớp hàm của trẻ phải hoạt động liên tục. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến việc bình phục của tai và gây cho các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa càng trầm trọng hơn. Trẻ sẽ càng cảm thấy đau hơn. Lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng hơn.

tre-bi-viem-tai-giua-kieng-an-gi
Thực phẩm cứng, nhiều đường nên tránh dùng cho trẻ bị viêm tai giữa

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm có nhiều đường như bánh ngọt, kem… sẽ làm tai sinh ra nhiều chất nhầy hơn, gây tích tụ, cản trở khả năng nghe cũng như làm khó chịu cho tai. Do đường làm ức chế hệ thống miễn dịch và giảm sức đề kháng. Bên cạnh việc khó nhai, khó nuốt, chúng còn có thể gây hiện tượng ù tai, choáng.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ hộp nhiều dầu mỡ, cay nóng gây ảnh hưởng rất nhiều đến thính giác.

Những loại thực phẩm này sẽ kéo dài  thời gian bị đau và càng làm cho quá trình hồi phục của trẻ thêm lâu hơn.

Nên kiêng những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa.

Xem thêm các bài viết liên quan

Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

Trứng, cua, tôm, đậu nành, lúa mì, ngô, sữa là các thực phẩm dễ gây dị ứng. Cần tránh xa các thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày ít nhất là cho đến khi trẻ điều trị khỏi tình trạng viêm tai giữa.

Các thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ làm cho tình trạng viêm ta giữa ở trẻ thêm nặng hơn.

Ngoài ra, các mẹ lưu ý không cho trẻ ăn các loại thực phẩm làm kích thích tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức như là: Đồ nếp, đồ hải sản, tôm cua, thịt đỏ…

Bệnh nhân viêm tai giữa nên ăn gì?

Song song với vấn đề bé bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì thì các mẹ cũng cần lưu ý bổ sung một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ trong điều trị căn bệnh này. Một số những thực phẩm nên ăn như:

Thực phẩm giàu Omega 3 và i-ốt

Những thực phẩm như cá, hày, sò, rong biển… là những thực phẩm giàu Omega 3 và i-ốt rất  tốt cho sự hồi phục của bệnh viêm tai giữa. Ăn dầu ô liu, dầu cá và dầu dừa, thực phẩm chứa nhiều chất béo như omega – 3. Bạn cũng nên ăn những thực phẩm tươi và nhiều đạm.

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm tai giữa. Bên cạnh đó những loại rau giàu chất xơ còn giúp các trường hợp trẻ bị thiếu máu bổ sung được chất xơ. Một số những loại rau có ích như: rau dền, rau cải, rau muống….

Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm và giúp hồi  phục bệnh nhanh chóng. Một số thực phẩm giàu Vitamin C như: các loại rau cải, súp lơ, hoa quả,…

tre-bi-viem-tai-giua-kieng-an-gi
Đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám

Biện pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm tai giữa

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì, các mẹ cũng cần có những cách chăm sóc trẻ như:

  • Giảm đau cho trẻ bằng cách sử dụng biện pháp chườm khăn ấm hoặc túi nhiệt vào vùng tai bị viêm.
  • Rửa sạch tai bằng chất kháng sinh tự nhiên có trong keo bạc  (colloidal silver).
  • Áp tai lên gối khô và nằm nghiêng sang một bên. Một lúc sau  sẽ thấy chất dịch chảy ra ngoài làm giảm chất nhầy có trong tai và không để tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
  • Dùng một số tinh dầu có tính kháng khuẩn hay kháng vi sinh vật khác để chữa bệnh viêm tai giữa với tác dụng phòng ngừa sự nhiễm khuẩn và virus.

Hy vọng với những thông tin trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì do Cao đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn chữa lành bệnh cho trẻ được nhanh hơn. Tuy nhiên nếu sau 4 – 5 ngày các triệu chứng có diễn biến xấu hơn thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để có biện pháp điều trị chính xác và phù hợp.