Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Các cách điều trị như thế nào?


Trẻ bị hẹp bao quy đầu như thế nào? Đây sẽ là  thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ, tuy nhiên tình trạng này rất thường gặp và không quá nghiêm trọng cần can thiệp sớm như những bậc phụ huynh vẫn làm. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội sẽ chia sẻ những thông  tin về cách nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu và cách xử lý.

1. Trẻ bị hẹp bao quy đầu là  như thế nào?

Trẻ em bị hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tự tuột xuống một cách tự  nhiên, hiện tượng này làm cho bao quy đầu không thể tách  khỏi phần quy đầu.

Thông thường hiện nay có hai loại hẹp bao quy đầu như:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: từ khi trẻ mới sinh ra thì bao  quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên nhằm bảo vệ  được phần quy đầu và lỗ tiểu của trẻ ngay từ bẩm sinh. Nếu trẻ ở trong trường hợp này thì không có gì nguy hiểm mà hoàn toàn bình thường. Khi lớn lên tình trạng này sẽ được  thuyên giảm dần.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Do khi bị sẹo xơ sẽ hình  thành  lên hiện tượng hẹp bao quy đầu bệnh lý. Nguyên nhân chủ yếu hình thành lên sẹo xơ là do phần quy đầu của trẻ bị viêm nhiễm. Trẻ khi đã xác định bị hẹp bao quy đầu bệnh lý thì cần phải tiến hành thăm khám và điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm các bài viết liên quan

tre-bi-hep-bao-quy-dau
Trẻ bị hẹp bao quy đầu là như thế nào?

- Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu ở trẻ

Trẻ trong độ tuổi 3 – 4 tuổi thì phần bao quy đầu của dương vật sẽ có thể tự tuột xuống. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ không thể thực  hiện được  và dẫn đến tình  trạng hẹp bao quy  đầu, nguyên nhân là do:

  • Kích thước da quy đầu quá nhỏ và bộ phận dương vật rất khó khăn để chui qua được.
  • Bao quy đầu quá ngắn không thể rút lại hoàn toàn do dây hãm quá ngắn.
  • Tình  trạng viêm nhiễm dẫn đến  hình thành  sẹo xơ hóa ở phần dương vật.

- Bên cạnh đó còn có các yếu tốc làm gia  tăng nguy cơ mắc hẹp  bao quy đầu ở trẻ như:

  • Trẻ sơ sinh dùng bỉm và thường xuyên bị hăm tã.
  • Giữ vệ sinh cá nhân kém.
  • Mắc tiểu đường.
  • Không thực hiện cắt bao quy đầu.

2. Cách nhận biết trẻ bị  hẹp bao quy đầu

Thông thường tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là chuyện  bình thường vì đây là việc giúp bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu của bé trai. Nhưng không vì thế mà  các phụ huynh chủ quan. Hãy nên theo dõi các dấu hiệu của trẻ để ngay lập tức có phương án xử lý kịp thời.

Một số dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu như:

  • Bao quy đầu sưng phồng khi đi tiểu, tiểu khó, phải rặn khi đi tiểu.
  • Trẻ không đi tiểu hết ngay, lực chảy của nước tiểu không mạnh.
  • Trẻ hay dùng tay sờ, gãi do dương vật bị ngứa.
  • Khó quan sát lỗ niệu đạo của trẻ.
  • Có các triệu chứng viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ hoặc chảy mủ, chảy dịch bất thường từ bao quy đầu của trẻ.

Ngay khi thấy con trẻ có các dấu hiệu ở trên thì nên đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành thăm khám và được khắc phục kịp thời, hiệu quả và an toàn.

3. Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia đang là giảng viên của CĐ thì các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi có con bị hẹp bao quy đầu. Do rất có thể bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng đến  cuộc sống sinh hoạt thường ngày, hay chức năng sinh lý sau này của bé trai. Cụ thể như trẻ có thể mắc phải các bệnh lý như:

Viêm quy đầu

Các tế  bào chết tróc ra dưới lớp da quy đầu kèm theo các cặn bã khi đi  tiểu không đào thải ra được hết thì sẽ rất dễ bị các vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm, sưng đỏ hoặc kèm theo dịch mủ ở đầu phần dương vật.

Viêm nhiễm niệu đạo

Việc vệ sinh không sạch sẽ thì là lúc các vi khuẩn dễ xâm lấn và di  chuyển sang niệu đạo. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra vi khuẩn di chuyển ngược dòng làm viêm bàng quang, viêm thận.

Nghẹt bao quy đầu

Tình trạng này là da bao quy đầu có thể tuột ra nhưng không thể kéo phủ trở lại được. Khi đó dương vật cương cứng, da quy đầu phủ quanh dương vật sẽ làm cho nghẹt quy đầu, khiến máu không lưu thông và gây ra phù nề đầu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hoại tử quy đầu dương vật.

Ngoài ra hẹp bao quy đầu ở trẻ em còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của kích thước dương vật. Và khi tới độ tuổi trưởng thành gây khó khăn trong việc quan hệ tình dục, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sức khỏe về sau.

tre-bi-hep-bao-quy-dau
Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

4. Cách điều trị hẹp bao quy đầu

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Đây là nỗi băn khoăn, lo lắng của các bậc phụ huynh. Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thì cha mẹ hãy tham khảo một số cách điều trị hẹp bao quy đầu như:

Kéo da quy đầu

Phương pháp này các bậc phụ huynh có thể thực hiện tại nhà nong rộng ra bằng cách thực hiện các  bài tập căng da quy đầu. Tuy nhiên khi thực hiện nong tại nhà cần duy trì 2 – 3 lần/ ngày trong vòng 1 – 2 tháng.

Các bước tiến hành đơn giản như:

  • Dùng tay để nong cho trẻ nên trước tiên các bạn cần rửa tay sạch sẽ để các vi khuẩn không thể truyền nhiễm sang bao quy đầu của trẻ.
  • Tiếp đến dùng các  loại dầu dưỡng, tinh chất dưỡng thể… làm chất bôi trơn.
  • Thực hiện kéo nhẹ da của quy đầu về phía trước.
  • Sau đó kéo ngược về phía sau giữ nguyên trong vài phút, tuy nhiên chỉ cần đến mức mà bé có thể chịu đựng được để hạn chế đau.
  • Duy trì lặp lại vài lần trong vòng 1 ngày.

Trong quá trình  thực hiện hãy nên ngâm cơ thể trẻ vào thau nước ấm  để giảm đau và dễ thực hiện hơn.

Phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện phương pháp này để tránh biến chứng hoặc tạo sẹo về sau. Cùng với đó khi thao tác cần tiến hành  chậm, nhẹ nhàng và dần tăng mức độ kéo căng sau để lớp da dần giãn da.

Sử dụng thuốc bôi hẹp bao quy đầu

Phương pháp này vẫn tiếp tục thực hiện kéo căng da quy đầu nhung có thêm sự kết hợp của các loại thuốc mỡ chứa sterroid.

Tác dụng của thuốc mỡ sẽ giúp thúc đẩy quá trình căng da, làm da mỏng hơn từ đó dễ dàng kéo căng hơn. Nhưng nếu chỉ bôi thuốc đơn thuần sẽ không phát huy được hết tác dụng của thuốc. Nên kết hợp với bài tập kéo căng da

Cách thực hiện:

  • Thoa thuốc đều vào phía trong và ngoài của bao quy đầu.
  • Trong trường hợp bao quy đầu hẹp thì nên nhẹ nhàng kéo da quy đầu lên xuống vài lần thì xuống xung quanh một lúc rồi thoa thuốc.
  • Tiến hành biện pháp kéo căng da quy đầu bằng tay.
  • Kiên trì thực hiện liệu pháp này 2-3 lần mỗi ngày trong thời gian ít nhất là 1 tháng. Trong trường hợp sau 3 tháng vẫn không thấy dấu hiệu thuyên giảm thì nên ngưng điều trị và đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nong bao quy đầu

Phương pháp này sẽ cần nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa thực hiện bằng những dụng cụ y tế.

Thời gian thực hiện một ca tiểu phẫu chỉ kéo dài trong khoảng 3 – 5 phút. Nếu bao quy đầu quá hẹp thì bác  sĩ sẽ dùng đến thuốc gây tê.

Thông thường ngay sau khi thực hiện thủ thuật trẻ được chỉ định dùng thêm thuốc kháng viêm, giảm đau về nhà dùng.

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy phần bao quy đầu của trẻ bị sớm máu, quấy khóc, đau đớn, vì sau khoảng vài ngày mọi sinh hoạt sẽ trở lại bình thường.

Cắt bao quy đầu

Khi đã thực hiện các cách điều trị ở trên mà không có hiệu quả thì cắt bao quy đầu sẽ là phương pháp cuối cùng. Phẫu thuật này sẽ giúp mở rộng bao quy đầu và cắt bỏ vòng hẹp.

Trước khi tiến hành phẫu thuật bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê xung quanh bộ phận sinh dục nam. Sau khi cắt bao quy đầu thì vùng da xung quanh có thể bị sưng phồng nhưng không cần  quá lo lắng vì sẽ trở lại như bình thường sau vài ngày.

Dù loại phẫu thuật này không quá phức tạp, thế nhưng phụ huynh cũng nên lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề thực hiện, kèm theo trang thiết bị sạch sẽ, vô trùng, để tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc cho con trẻ.

tre-bi-hep-bao-quy-dau
Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời

5. Một số lưu ý khi điều trị hẹp bao quy đầu

Muốn tình trạng trẻ bị hẹp bao quy đầu không bị biến chứng hoặc trở nặng hơn thì cha mẹ nên lưu ý một vài điều như: 

  • Trường hợp bé trai dưới 4 tuổi và không hề có các triệu chứng đau vùng kín:

Đa phần các bé trai từ khi sinh ra đều có khả năng mắc tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý. Nếu chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa thì tốt nhất cha mẹ không nên tự nong bao quy đầu ở nhà cho trẻ. Vì nếu chưa nắm rõ cách thực hiện thì có thể gây dính, hình thành sẹo xơ và gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.

  • Trường hợp bé  trai trên 4 tuổi và bắt đầu có các triệu chứng bất thường:

Trẻ có triệu chứng như tiểu khó, rặn mạnh, đỏ mặt, quấy khóc, phần da quy đầu bị viêm nhiễm, phồng lên, sưng tấy... Thì nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa và tuân thủ theo đúng những hướng dẫn để đạt hiệu quả cao sau khi điều trị. Bác sĩ có thể yêu cầu người nhà áp dụng lần lượt hai biện pháp tại nhà trước khi chuyển sang các hình thức can thiệp ngoại khoa.

Những thông tin trên đây nhằm giải đáp về tình trạng trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, đồng thời đưa ra những dấu hiệu và cách xử lý kịp thời. Nếu như bạn còn băn khoăn thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhé.