Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách nấu nước xông giải cảm đúng chuẩn giúp điều trị cảm cúm tại nhà


Nước xông giải cảm là một phương pháp được khá nhiều người áp dụng nhằm nhanh chóng cải thiện các triệu chứng cảm cúm khó chịu gây ra. Các loại lá dùng đun xông rất dễ tìm và mang lại hiệu quả cao. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để đun nước xông giải cảm đúng cách.

Trong dân gian từ xa xưa các ông bà ta đã sử dụng nước xông để giải cảm bằng cách đun kết hợp một số loại lá để giải cảm, trị bệnh.

Trong quá trình xông hơi cơ thể bạn sẽ gia tăng việc tiết mồ hôi, điều này làm giãn nở các mạch máu ngoại vi nên hữu hiệu trong việc giải cảm, bên cạnh đó có tác dụng như tiêu thủng tán thấp, chống phù nề, trừ nặng cơ thể, giải độc cơ thể…

Khi nào nên dùng nước xông giải cảm?

Ngay khi bạn có các dấu hiệu của bệnh cúm như: đau đầu, ngạt mũi, đau họng, da trở nên khô bất thường, cơ thể mệt mỏi, đau nhức…

Trong trường hợp này bạn nên dùng một nồi nước xông để mở lỗ chân lông giúp hàn tà mở rộng đường cho các virus độc hại thoát ra ngoài.

Xem thêm các bài viết liên quan

nuoc-xong-giai-cam
Nguyên liệu lá dùng để đun nước xông rất dễ kiếm

Trường hợp cơ thể không nên xông hơi giải cảm

Bên cạnh các triệu chứng của bệnh cảm cúm mà người bệnh có thêm một số các biểu hiện như dưới đây thì không nên xông hơi giải cảm bằng các loại lá:

  • Người bệnh có thân nhiệt tăng cao, bị sốt, sợ nóng và ra rất nhiều mồ hôi.
  • Trường hợp bị sốt do nguyên nhân là siêu vi.
  • Người lớn tuổi già yếu, suy nhược cơ thể hoặc vừa mới hết bệnh.
  • Tuyệt đối không xông hơi cho phụ nữ vừa mới sinh hoặc đang trong quá trình mang thai.
  • Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết hoặc đang trong tình trạng bị tiêu chảy.
  • Không xông giải cảm ngay sau khi vừa uống rượu hay đang bị say rượu.
  • Có tiền sử các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao.
  • Có các triệu chứng của bệnh tâm thần.
  • Mắc các bệnh lý về da.

Cách nấu nước xông giải cảm

Có rất nhiều loại lá có thể dùng làm đun nước giải cảm như lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bạc hà, tía tô…  lá xông có kháng sinh, có tinh dầu cho nên có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau… Mỗi loại sẽ có những tác dụng khác nhau cụ  thể như:

  • Lá tre: Thường có tác dụng giải nhiệt, ra mồ hôi và sát khuẩn…
  • Lá sả: tốt cho tiêu hóa, khử uế, sát khuẩn, tiêu đờm, chữa đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Lá bưởi: Tiêu thực, giải cảm, trị sốt ho, nhức đầu.
  • Ngải cứu: Giúp điều hòa khí huyết.
  • Bạc hà: Sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
  • Tía tô: Trị cảm mạo, khu phong trừ hàn.
  • Hương nhu: Hành khí, thanh nhiệt giải biểu, trừ thấp, chỉ chống trường; chữa cảm mạo, ra mồ hôi, nhức đầu….

Các loại lá xông giải cảm tuy là những loại lá rất quen thuộc và dễ kiếm mà mang lại tác dụng giải cảm rất tuyệt vời.

nuoc-xong-giai-cam
Xông hơi rất tốt cho cơ thể nhất là những người bị cảm cúm

- Chuẩn bị nguyên liệu: Các loại lá như đã đề cập ở trên.

- Cách làm

  • Rửa sạch các loại lá đã chuẩn bị vào nồi to và đổ đầy nước vào đun sôi. Đun nhỏ lửa và để sôi trong khoảng 10 phút.
  • Người bệnh nên được xông ở một phòng kín như phòng ngủ, tiếp đến trùm chăn kín đầu và từ từ mở nồi nước lá để tiến hành xông.
  • Giữ chăn và xông trong  khoảng 5 – 10 phút.
  • Đến khi nước nguội thì dùng nước lá đó tắm trực tiếp.

Trong khi xông hơi các tinh dầu từ lá sẽ thành hơi nước và dễ dàng đi sâu vào bên trong của đường hô hấp. Lúc này hơi nước chứa tinh dầu vào sâu hơn trong khoang miệng, niêm mạc mắt mũi đi vào cơ thể.

Ngay sau khi xông hơi giải cảm đường hô hấp của người bệnh sẽ được thông thoáng, sạch sẽ hơn, giảm các triệu chứng đau đầu, khó thở, chóng mặt, da hồng hào hơn.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp xông hơi

Người bệnh nên biết một số điều để việc xông hơi trở nên hiệu quả hơn:

  • Dùng biện pháp xông hơi giải cảm ngay sau khi có các triệu chứng của bệnh trong khoảng 1 – 2 ngày đầu bị bệnh. Thời gian xông không nên quá lâu.
  • Lạm dụng xông hơi quá nhiều lần với thời gian lâu sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc cơ thể bị mệt mỏi,
  • Xông hơi xong người bệnh nên lau khô mồ hôi và mặc quần áo mới, đặc biệt cần tránh những nơi có gió.
  • Dừng lại việc xông hơi giải cảm ngay khi có các triệu chứng như tức ngực, khó thở, chân tay bủn rủn, choáng váng, đau đầu thì ngay lập tức lau khô người và nằm nghỉ.
  • Việc xông hơi sẽ có hiệu quả cao hơn nếu bạn ăn một bát cháo nóng hoặc một cốc trà.
  • Không xông đối với trường hợp cảm thử (cảm nắng), có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả.

Trên đây, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạchchia sẻ đến bạn đọc những thông tin về nấu nước xông giải cảm rất bổ ích và cần thiết trong cuộc sống. Phương pháp này an toàn, hiệu quả cao được nhiều người áp dụng, đặc biệt là không có tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh nếu chưa rõ các đối tượng nên dùng nước xông giải cảm thì hãy hỏi các bác sĩ chuyên khoa hoặc thầy thuốc Đông Y để biết chính xác và hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!