06/02/2020 Người đăng : Trần Thị Mai
Cảm cúm là một bệnh lý về đường hô hấp do các virus cúm gây ra.
Bệnh kéo dài trong khoảng vài ngày và đối với những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt thì sẽ tự bình phục mà không cần sử dụng các loại thuốc hay cách điều trị nào.
Bệnh cảm cúm là do virus cúm gây ra.
Bạn sẽ dễ dàng mắc bệnh khi không may tiếp xúc với các người đã mắc cảm cúm và lây truyền qua các chất dịch mà người bệnh ho hoặc hắt xì hơi.
Ngoài ra virus cũng có thể lây lan qua các loại động vật như gia cầm, chim, lợn…
Bên cạnh đó còn có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc cảm cúm bao gồm:
Nếu bạn có thắc mắc gì về bệnh hay những dấu hiệu nhận biết về bệnh, có thể hỏi bác sĩ hoặc những người có năng lực chuyên môn để được giải đáp chính xác và kịp thời.
Sau khi tiếp xúc với các virus cúm, triệu chứng bệnh cúm sẽ xuất hiện. Mức độ nặng nhẹ của từng triệu chứng sẽ khác nhau và chúng thường kéo dài trong khoảng 3 - 5 ngày. Bao gồm:
Có những triệu chứng sẽ chấm dứt, trong vài ngày hoặc cũng có những triệu chứng sẽ kéo dài dai dẳng trong khoảng 6 tuần ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm.
Bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng của người bệnh tại thời điểm đó và chỉ định làm các xét nghiệm như:
Lấy mẫu nước mũi hoặc máu để tiến hành xét nghiệm xác định rõ nguyên nhân để điều trị.
Chụp X-quang phổi, giúp kiểm tra có biến chứng hay có bệnh lý khác liên quan đến phổi không.
Với trường hợp những bệnh nhân khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt thì chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ sau vài ngày là bệnh sẽ tự bình phục.
Ngoài ra để điều trị bệnh cảm cúm bạn có thể dùng các loại thuốc với tác dụng làm giảm các triệu chứng giảm sốt, ho và không còn cảm giác bị nghẹt mũi khó chịu của cơ thể: acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin). Tuyệt đối chỉ dùng aspirin khi có chỉ định từ bác sĩ hoặc những người có năng lực chuyên môn khác.
Trường hợp bệnh nhân bị cảm cúm nặng hoặc đang có nguy cơ biến chứng nguy hiểm thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus.
Khi cơ thể mắc bệnh cảm cúm sẽ có rất nhiều các triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể do đó bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc để tự điều trị bệnh mà không cần dùng thuốc. Bao gồm:
Hành và tía tô có tính sát khuẩn mạnh, tía tô chính là một loại kháng sinh tự nhiên. Hai loại nguyên liệu dễ tìm kiếm này được coi như “thần dược” giúp điều trị cảm cúm.
Người mắc bệnh cảm cúm sẽ được giải cảm và trị cúm nhanh chóng nếu ăn cháo hành, tía tô.
Xem thêm:
Nghĩ rằng cách này quá đơn giản và nhiều người chủ quan bỏ qua, tuy nhiên lợi ích mà nps mang lại là khá lớn cho những bệnh nhân mắc bệnh cảm cúm.
Thực hiện rất nhanh chóng, súc miệng nước muối ngày 2 lần sẽ giúp sát khuẩn vùng khoang miệng và họng của bạn, giúp giảm các cơn đau rát cổ họng do ho khan gây ra và với tính năng sát khuẩn cao có thể tiêu diệt được những vi khuẩn gây bệnh và chống viêm tốt.
Đó cũng là một cách để chữa trị cảm cúm vô cùng hữu hiệu. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh allicin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng. Nên cách tốt nhất để đẩy lùi cảm cúm là bạn hãy ăn tỏi sống và không cần qua chế biến hay nấu chung với đồ ăn.
Khi bạn bị cảm cúm nên uống thật nhiều nước ấm thì triệu chứng nghẹt mũi của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là khi uống nước gừng ấm thì các triệu chứng khó chịu sẽ biến mất. Trong gừng có chứa gingerol và shogaol có tác dụng trị cảm, thông mũi hiệu quả.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản bạn chỉ cần thả vài lát gừng và sử dụng sau vài phút. Kiên trì uống 3 lần/ngày và nhắc lại trong vài ngày như vậy không cần phải sử dụng kháng sinh trong điều trị cảm cúm.
Đi khám ngay nếu sốt hoặc ho nặng hơn, thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau hoặc cứng cổ
Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau và chảy dịch mủ từ tai hoặc mũi.
Bệnh cảm cúm, theo các giảng viên của Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch có thể tự khỏi nhưng khi không được điều trị đúng cách hoặc để tình trạng bệnh diễn biến quá nặng thì người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm thanh khi phế quản cấp, biến chứng tim mạch…