1. Nguyên nhân gây ra bệnh
Cúm gia cầm (H5N1) hay gọi cúm gia cầm là do một loại virus gia cầm gây ra. Các virus này thường tìm thấy ở một số loại chim hoang dã.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đưa đến cho bạn đọc một vài thông tin gây ra bệnh như:
- Khởi nguồn là do virus: Con chim hoang dã đã mang virus lây lan sang gia cầm. Sau đó chúng nhanh chóng gây ra cho hàng loạt những gia cầm khác mắc virus.
- Do con người tiếp xúc với các loại gia cầm bị nhiễm virus: Vì virus này có thể lây qua phân và nước bọt của chúng nên khi người bệnh tiếp xúc thì có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh H5N1 ở người.
- Không thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, không ăn chín uống sôi thì khi đó các virus vẫn có thể còn sống và truyền bệnh sang cơ thể người. Ở Việt Nam người dân thường xuyên ăn tiết canh có nguồn gốc từ gia cầm đó cũng là một mối nguy hiểm luôn tiềm tàng.
- Bệnh lây truyền qua đường không khí: Khi người bệnh đã nhiễm H5N1 thì chỉ cần họ hắt hơi hoặc dịch nhày mũi tiết ra cũng có thể lan truyền virus cực nhanh.
- Những trường hợp có khả năng mắc bệnh cao như:
- Người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm, người chăn nuôi, chế biến gia cầm hoặc đang trực tiếp sinh sống tại vùng có ổ dịch mà chưa được phát hiện.
- Người già, trẻ em, phụ nữ có thai đó là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém và có khả năng mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh cúm H5N1
Diễn biến của bệnh theo từng giai đoạn mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Căn cứ vào đó mà con đường dẫn đến bệnh cúm H5N1 được chia thành các giai đoạn và có biểu hiện cụ thể như:
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này, sau khi người bệnh tiếp xúc với các virus gây bệnh từ gia cầm hoặc từ người nhiễm bệnh sang thì mầm bệnh sẽ ủ trong cơ thể khoảng từ 2 – 5 ngày. Vì bệnh chưa bùng phát nên chưa có dấu hiệu gì để phát hiện bệnh.
Giai đoạn khởi phát
Lúc này người bệnh có thể bị đau nhức và mệt mỏi toàn thân, không muốn ăn và kèm theo đó là triệu chứng sốt.
Giai đoạn toàn phát
Người bệnh sẽ cảm nhận được những triệu chứng rõ rệt nhất ở giai đoạn này.
Các cơn sốt cao kéo dài và liên tục khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và đây là lúc hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng nên người bệnh dễ lâm vào tình trạng hôn mê.
Tiếp đến là ho, ho khan… Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể ho ra đờm và đờm màu vàng, màu xanh đây là do nguyên nhân bị bội nhiễm thêm vi khuẩn.
Đau đầu dữ dội và sẽ giảm dần vào ngày thứ 5 trở đi. Đau nhức toàn thân có cảm giác đau quanh hốc mắt, vùng trán, thái dương, các xương khớp cũng bị đau.
Một số người cũng bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong một vài trường hợp, dấu hiệu duy nhất của bệnh là nhiễm trùng mắt nhẹ (viêm kết mạc).
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Các kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán bệnh
Kết quả tình trạng bệnh sẽ được căn cứ vào các thông tin từ những phương pháp kỹ thuật như:
- Xét nghiệm: Chất lỏng từ mũi và cổ họng của người bệnh sẽ được bác sĩ lấy và tiến hành xét nghiệm. Để có kết quả tốt và chính xác nhất những xét nghiệm này cần được thực hiện ngay từ khi có những triệu chứng của bệnh.
- Chụp X- quang: Chụp hình ảnh phổi để đánh giá tình trạng ở thời điểm đó và sẽ có liệu pháp điều trị thích hợp cho từng mức độ tổn thương của phổi.
>> Xem thêm các tin khác
- Bệnh Cúm gia cầm (H5N1) và các biện pháp phòng ngừa
- Dịch tả lợn Châu Phi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không?
- Còn ống động mạch (pda) - bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sinh non
Các phương pháp điều trị bệnh
Một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị bệnh cúm H5N1 hiện nay như:
- Khoảng 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng của cúm H5N1, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các nhóm thuốc kháng virus đơn độc hoặc kết hợp (Oseltamivir, Zanamivir).
- Điều trị hạ sốt: Khi bệnh nhân nhiễm cúm A H5N1 có biểu hiện sốt cao trên 39oC, paracetamol giúp người bệnh hạ sốt và giảm các cơn đau đầu, đau cơ khó chịu . Tuyệt đối người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin, vì nó gây ra rất nhiều các tác dụng phụ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý khác, sẽ có những điều trị bằng kháng sinh để phù hợp tránh tương tác giữa các thuốc với nhau.
- Cần phải đảm bảo một chế độ ăn hợp lý, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng dành cho người bệnh. Người bị nhiễm cúm A H5N1 thường bị sốt, các chức năng phủ tạng bị suy yếu nên thực phẩm khuyên dùng là dạng lỏng như cháo, bột, sữa…
- Đối với người bệnh nhẹ và còn tỉnh táo chúng ta vẫn cho người bệnh ăn bằng đường miệng. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng người bệnh không thể ăn bằng đường miệng thì sẽ có các dụng cụ hỗ trợ ăn thông qua dạ dày hoặc đường tĩnh mạch.
- Nếu cần bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh để quá trình điều trị và hồi phục đem lại kết quả cao.
Người bệnh hãy hỏi bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quá trình điều trị bệnh.
4. Cách phòng tránh cúm H5N1
- Tiêm vắc xin phòng ngừa: Cách này sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ nhiễm bệnh.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ đó cũng là một phương pháp đơn giản để ngăn ngừa nhiễm trùng các loại. Tốt nhất bạn nên rửa tay thật kỹ bằng xà phong chuyên dụng cho rửa tay.
- Không sử dụng thịt và các chế phẩm từ thịt của gia cầm mắc bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh. Nếu trường hợp cấn thiết bạn cần phải đeo khẩu trang, kính, mũ, áo dài tay và sát khuẩn sạch sau khi tiếp xúc.
- Xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh.
- Đến ngay các cơ sở y tế nhờ sự can thiệp của bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu như sốt cao kéo dài kèm theo đau ngực, khó thở, đau họng, ho.
Qua bài viết về bệnh Cúm gia cầm (H5N1) ở trên, chắc hẳn các bạn đã có những cần thiết về bệnh cũng như những các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hữu hiệu để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Chúc các bạn và những người thân luôn mạnh khỏe!