Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Còn ống động mạch (pda) - bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sinh non


Còn ống động mạch (pda) có vẻ như là là một tên bệnh xa lạ nhưng thực ra đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm với những thông tin hữu ích dưới đây.

Còn ống động mạch là gì?

Còn ống động mạch” (patent ductus arteriosus – PDA) là bệnh lý xảy ra khi ống động mạch không đóng lại. Khi đó máu giàu oxygen từ động mạch chủ bị trộn lẫn với máu nghèo oxy trong động mạch phổi dẫn đến tình trạng hổi nhận quá nhiều máu đổ về, gây tăng gánh cho tim và làm tăng huyết áp động mạch phổi.

sự nguy hiểm của bệnh còn ống động mạchĐây là một chứng bệnh phổ biến, chiếm 10% bệnh tim bẩm sinh.

Nguyên nhân của bệnh Còn ống động mạch

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân chính xác  của chứng bệnh này, nhưng cũng có thể do yếu tố di truyền.

Còn ống động mạch thường gặp ở trẻ sinh non. Bệnh này thường gặp ở nữ nhiều gấp đôi lần nam. Bệnh cũng thường gặp ở trẻ bị hội chứng :

  • Suy hô hấp sơ sinh
  • Rối loạn di truyền (như hội chứng Down)
  • Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh sởi Đức (Rubella) trong khi mang thai.

Sự nguy hiểm của bệnh  còn ống động mạch

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ sẽ có thể xuất hiện các biến chứng:

  • Suy tim: tồn ống động mạch lâu dài dẫn tới suy tim mãn tính.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: tồn ống động mạch có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường, gây ra do vi khuẩn.
  • Loạn nhịp tim: Nếu tồn tại ống động mạch lớn sẽ gây loạn nhịp tim.
  • Tăng áp phổi: khi ống động mạch tiến triển ban đầu là dòng máu từ trái qua phải, sau đó dòng máu đảo hướng từ phải qua trái gây ra hội chứng  Eisenmenger, lúc này không thể điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hay can thiệp được nữa. Lâu dài sẽ gây tăng áp phổi, có thể phải thay tim hoặc phổi.

Biểu hiện của bệnh Còn ống động mạch

Tùy thuộc vào kích thước của ống động mạch và mức độ nặng của luồng thông mà trẻ mắc bệnh sẽ xuất hiện những các triệu chứng thường gặp:

  • Chậm phát triển về thể chất,
  • Hay bị viêm phổi và khó thở khi gắng sức
  • Thở nhanh.
  • Biếng ăn.
  • Khó thở.
  • Đổ mồ hôi khi ăn.
  • Nhanh mệt mỏi.
  • Mạch nẩy mạnh( khi có biến dạng lồng ngực )

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không có biểu hiện triệu chứng gì và chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Phụ huynh nên thăm dò bệnh của trẻ bằng phương pháp siêu âm tim để có thể đánh giá được tình trạng trầm trọng của bệnh.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

Triệu chứng của bệnh còn ống động mạch

Cha mẹ nên cho trẻ siêu âm tim để có thể đánh giá được tình trạng trầm trọng của bệnh

Các phương pháp điều trị bệnh còn tồn ống động mạch

Có 3 phương pháp thông thường để điều trị cho còn ống động mạch bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: đây là phương pháp điều trị này là gây co thắt ống động mạch bằng các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin E - một chất có tác dụng giãn mạch. Thuốc này được sử dụng lâm sàng và cần phải áp dụng sớm ngay trong giai đoạn sơ sinh với tỷ lệ thành công khoảng 83%.

  • Đóng ống động mạch qua thông tim: đây là phương pháp điều trị bằng tim mạch hiệu quả mà không cần đến sự  can thiệp của phẫu thuật. Thêm vào đó, các dụng cụ đóng ống động mạch ngày càng được cải tiến giúp an toàn hơn về mặt kỹ thuật cũng như có hiệu quả điều trị cao hơn.

  • Phẫu thuật đóng ống động mạch: thủ thuật này ít tai biến khi có chỉ định chính xác, tuy nhiên tỷ lệ tái thông ống sau đó khá cao. Ngoài ra, với đường kính ống lớn hơn 15mm hoặc ở người cao tuổi, khả năng ống bị xé rách khi thắt rất cao.

Các khuyến cáo về phòng chống bệnh Còn ống động mạch

Trong thực tế, rất khó để có thể phòng chống được căn bệnh nguy hiểm này. Tuy vậy, các chuyên gia cũng đưa ra những  khuyến cáo để giúp bào thai phát triển khỏe mạnh và giúp hạn chế tối đa sự phát triển của tồn ống động mạch trong trường hợp trẻ bị khiếm khuyết bẩm sinh .

  • Các bà mẹ nên bỏ thuốc lá, rượu bia, hạn chế các yếu tố gây nguy hiểm trong thời gian mang thai.
  • Nên cân nhắc kỹ khi quyết định mang thai nếu gia đình, bản thân có tiền sử khiếm khuyết tim bẩm sinh
  • Nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều axit folic và hạn chế các chất kích thích như cafein.
  • Tập thể dục hằng ngày, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Điều trị thuốc cho trẻ sinh non ngay sau khi sinh để hạn chế sự phát triển của bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và hạn chế các can thiệp phẫu thuật không cần thiết.

Với những thông tin về bệnh Còn ống động mạch trên đây, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch  hy vọng các bạn có thêm những hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này!