Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dịch tả lợn Châu Phi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không?


Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền  nhiễm, nguyên nhân là một loại virus có trong máu, cơ quan và dịch bài tiết của lợn nhiễm bệnh gây ra. Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa ADN gây ra.

Bệnh có thể lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi của lợn và tỉ lệ chết gần như 100% với lợn nhiễm bệnh. Virus gây bệnh dịch tả lợn có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi.

Con đường lây lan của bệnh

 Bệnh dịch tả này chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp cũng đều có thể lây lan bệnh dịch.

Tuyệt đối bệnh bệnh không lây lan sang người nhưng đó lại là một tác nhân gây ra phát tán bệnh.

benh-dich-ta
Dấu hiệu nhận  biết đặc trưng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi là gì?

Dấu hiệu nhận biết dịch tả lợn Châu Phi

Dấu hiệu nhận biết bệnh sẽ có những khác nhau vì do mức độ mắc bệnh của từng con lợn là khác nhau. Khi mắc bệnh lợn sẽ mất khoảng 4 – 15 ngày ủ bệnh và chưa bùng phát dịch ngay. Do đó các triệu chứng cũng được chia theo 2 thể khác nhau:

Thể cấp tính

Ở thể  này bạn sẽ thấy thân nhiệt lợn tăng cao và có thể lên đến 40,5 – 42 độ C.

Khi mới  mắc bệnh trong khoảng 2 ngày đầu lợn không ăn, không đi lại trong chuồng như mọi khi.

Xuất hiện vùng da màu đỏ hoặc màu xanh tím, đặc biệt nhiều ở vùng  như  tai, cẳng chân, đuôi, đa phần dưới cùng ngực và bụng.

Tiếp đến có những biểu hiện nặng hơn như không thể đứng và đi lại được, có bọt lẫn máu và mũi, thở phì phò, khó thở.

Mắc bệnh này lợn có tỷ lệ chết cao sau khoảng 6- 20 ngày.

>> Xem thêm:

Thể á cấp

Lợn có thể không có các triệu  chứng sốt như ở thể trên. Tuy nhiên vẫn di chuyển khó khăn, không ăn nhiều.

Thể cấp tính

Lợn không hề có các triệu chứng hay biểu hiện gì mà sẽ chết luôn.

Ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi tới sức khỏe con người

Bệnh  dịch tả lợn Châu Phi không thể lây lan từ lợn  sang người mà nó sẽ là mầm mống, tác nhân gây ra nhiều bệnh lý khác trên cơ thể con người.

Lợn bị bệnh dịch tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như: bệnh tai xanh, bệnh cúm, bệnh thương hàn... những bệnh có khả năng đồng mắc này mới gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh, thịt lợn bệnh chưa được nấu chín kỹ.

Khi người bệnh tiếp xúc với lợn mắc bệnh chỉ cần ngoài da có vết thương hở, hoặc bị trầy xước cũng là cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Khi cơ thể  mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như: Buồn nôn, xuất huyết, đau đầu đi kèm là sốt cao. Nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng con người là viêm màng não hoặc các triệu chứng của nhiễm độc tiêu hóa.

benh-dich-ta
Giữ vệ sinh sạch sẽ cũng là một cách để phòng ngừa nhiễm  khuẩn và tránh nhiều bệnh lý khác

Cách phòng ngừa và ngăn chặn dịch tả bùng phát

Chưa có vắc xin và thuốc để điều trị đặc hiệu cho lợn nên người chăn nuôi cần thực hiện những phương pháp như:

  • Tại các cơ sở trực tiếp chăn nuôi lợn cần phải được sát trùng và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt là những dụng cụ chăn nuôi, các phương tiện giúp vận chuyển lợn ra, vào trong khu chăn nuôi. Có thể sát trùng xung quanh chuồng trại bằng vôi bột hoặc bất cứ hóa chất nào được khuyến  cáo sử dụng sát trùng trong chăn nuôi.
  • Khi phát hiện lợn mắc bệnh cần  tiêu hủy và cách ly chúng nhanh chóng để tránh lây lan và  dịch bệnh bùng  phát.
  • Tiêu diệt những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như ruồi, muỗi để tránh mang bệnh đi phát tán.
  • Nên chủ động ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.

Theo Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì bệnh dịch tả lợn Châu Phi hiện nay chưa có hiện tượng thuyên giảm mà đó lại chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở người. Do vậy mỗi người dân cần có những biện pháp phòng tránh bệnh nhất định để đảm  bảo sức khỏe cho mình và những người xung quanh.